Người tiêu dùng nên thực hiện đúng các bước sử dụng cũng như bảo quản để tận dụng tối đa những tính năng tốt nhất của máy xông khí dung.
Chọn máy xông khí dung
Máy xông khí dung là máy đưa thuốc vào
cơ thể dưới dạng những hạt sương nhỏ li ti. Các hạt này sẽ theo hơi thở
hít thẳng vào phổi và tạo tác dụng tại đây. Máy xông khí dung tạo ra các
hạt sương có kích thước khác nhau.
Vì vậy, khi chọn mua máy xông khí dung,
chúng ta cần lưu ý: Chỉ các loại máy xông khí dung tạo hạt sương có kích
thước 3 - 5mm mới được sử dụng trong điều trị suyễn, còn các máy khí
dung tạo hạt lớn hơn thường được sử dụng trong các bệnh lý tai - mũi -
họng.
Máy máy xông khí dung được thiết kế với
van giúp tăng, giảm lượng khí mà người dùng nhận được. Theo đó, người
dùng sẽ hấp thụ lượng khí cần thiết qua mặt nạ dưỡng khí hoặc ống thở.
Các bước sử dụng máy xông khí dung
Bước 1: Rửa tay thật sạch với xà bông và nước.
Bước 2: Chuẩn bị máy xông khí dung: Đặt
máy xông khí dung trên một bề mặt chắc chắn. Sau đó, hãy kiểm tra xem
các bộ lọc không khí đã sạch hay chưa. Nếu bộ lọc không khí bị bẩn thì
nên rửa lại bằng nước lạnh và để khô tự nhiên.
Bước 3: Chuẩn bị các loại thuốc cần
thiết: Trường hợp thuốc nhiều thành phần thì nên mở nó ra và đặt vào cốc
đựng thuốc. Trường hợp trộn nhiều loại thuốc vào nhau, nên cho vào ống
tiêm.
Bước 4: Thêm nước muối nếu cần thiết:
Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng nước muối sinh lý
0,9% (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc.
Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để
lấy một lượng thuốc (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào
cốc đựng thuốc cùng với nước muối. Có thể dùng loại đã phân sẵn từng
liều nhỏ trong ống nhựa..
Không nên dùng dung dịch nước muối tự
chế để cho vào máy xông khí dung. Còn nếu dùng loại thuốc đã pha sẵn thì
không cần dùng nước muối.
Thực hiện đúng các bước dùng máy xông khí dung để có hiệu quả cao nhất (Ảnh minh họa)
Bước 5: Nối cốc đựng thuốc với máy xông khí dung.
Bước 6: Nối mặt nạ hoặc ống thở miệng
vào cốc đựng thuốc. Ðặt mặt nạ lên mặt và chỉnh dây cột cho vừa khít
hoặc đưa ống thở lên miệng.
Đối với người lớn và trẻ vị thành niên:
Đặt ống thở vào miệng. Sau đó, thở chậm và sâu bằng miệng (hít vào sâu,
ngưng lại 1 - 2 giây rồi thở ra) cho đến khi hết thuốc trong cốc đựng,
trung bình khoảng 10 - 20 phút.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Gắn mặt nạ dưỡng khí lên mặt.
Bước 7: Mở công tắc máy. Giữ cốc thuốc thẳng đứng.
Ưu và nhược điểm của máy xông khí dung
Máy xông khí dung được dùng cho mọi lứa tuổi, kết hợp nhiều loại thuốc với nhau trong cùng một lúc.
Tuy nhiên, lúc hoạt động máy thường phát
ra tiếng ồn và tiêu thụ nguồn năng lượng điện lớn hơn so với các thiết
bị hô hấp khác. Ngoài ra, rất khó di chuyển thời gian điều trị lâu hơn.
Cách bảo quản máy xông khí dung
Sau khi dùng:
Tháo mặt nạ hay ống thở miệng và cốc đựng thuốc ra khỏi ống dẫn nhựa.
Rửa mặt nạ hay ống thở miệng, cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt hay ống tiêm
dưới vòi nước rồi đặt lên khăn sạch để cho khô.
Sau đó, lắp trở lại vào ống dẫn rồi mở công tắc cho máy chạy khoảng 10-20 giây để làm khô phía trong.
Nên bảo quản máy xông khí dung đúng cách để tránh những hậu quả xấu (Ảnh minh họa)
Khử trùng ít nhất 3 lần/tuần: Rửa mặt nạ
hay ống thở miệng, cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt hay ống tiêm bằng nước
ấm bằng dung dịch dấm trắng pha loãng hoặc dung dịch khử trùng theo chỉ
dẫn của bác sĩ. Làm khô phía ngoài và phía trong như trên. Thỉnh thoảng
lau mặt ngoài máy nén khí bằng khăn ẩm.
Theo Nguyễn Dung - VietQ.vn
đặt vé eva airline
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
hãng hàng không korean air vietnam
vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich