Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Mẹo đối phó với những sự cố dễ gặp khi đi du lịch

Những chuyến du lịch vui vẻ, thư giãn và lãng mạn đôi khi không hoàn hảo như chúng ta tưởng khi gặp phải những tình huống éo le bất ngờ.

 

Dù không mong muốn nhưng trong mỗi chuyến du lịch, nhiều sự cố bất ngờ vẫn có thể xảy ra với bạn. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn khắc phục những điều đó.
1. Lạc đường
Đây là một trong những tình huống dễ gặp nhất khi đi du lịch đến những vùng đất hoàn toàn xa lạ. Bạn phải luôn chú ý cất thẻ có namecard của khách sạn nơi bạn đang lưu trú trong túi khi đi ra ngoài.
Ngoài ra, bạn cũng cần có một cuốn sổ tay, trong đó có ghi những thông tin cần thiết như họ tên và thông tin về trưởng đoàn, hướng dẫn viên, điện thoại của một số thành viên trong đoàn, địa chỉ và tên gọi của nơi bạn đang lưu trú... Nếu tất cả những điều trên bạn đều không làm được thì chỉ còn cách nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của đồn cảnh sát gần nhất.
lost-9975-1404281842.jpg
Nếu không may lạc đường bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của cảnh sát địa phương. Ảnh: ibtimes.
2. Bất đồng ngôn ngữ
Rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khi du lịch mà bất đồng ngôn ngữ như khi lạc đường, mua đồ ăn, thức uống hay mua sắm. Vì vậy, trước khi đi du lịch bạn hãy học một số câu nói cơ bản nhất như: xin chào, cám ơn, xin lỗi hay những câu hỏi đường đơn giản.
Khi không thành thạo tiếng bản ngữ, bạn hãy cứ mạnh dạn nói, dù chỉ là lắp ghép từ ngữ. Thường thì chỉ cần bạn nói được vài từ khóa quan trọng là người dân bản địa đã có thể luận ra được bạn muốn gì và sẵn sàng giúp đỡ. Bên cạnh đó, ngày nay cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, ngôn ngữ chẳng còn là vấn đề quá lớn nữa. Có rất nhiều phần mềm từ điển, hỗ trợ dịch thuật…có thể cài đặt trên điện thoại của bạn trước khi đi xa.
3. Mất ví tiền, hộ chiếu
Chuyến du lịch lý tưởng của bạn sẽ trở thành cơn ác mộng nếu như toàn bộ ví tiền, giấy tờ và đặc biệt là hộ chiếu biến mất tại nơi xứ người. Hãy sao kê số tài khoản của các thẻ ATM mà bạn có tiền để khi bị mất ví, bạn sẽ gọi đến ngân hàng yêu cầu khóa tài khoản của mình lại. Ngoài ra không nên để toàn bộ tiền, các thẻ rút tiền trong một chiếc ví để tránh trường hợp mất ví và không còn tiền dự phòng để sử dụng.
Trước khi đi du lịch, hãy sao ra một bản hộ chiếu, chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe và cất trong vali đựng quần áo. Khi bị mất hộ chiếu, bạn hãy mang những thứ đó đến đại sứ quán của nước mình đặt tại quốc gia đang du lịch và yêu cầu cấp lại hộ chiếu.
ho-6046-1404281843.jpg
Sao hộ chiếu ra thành nhiều bản để phòng trường hợp bị mất. Ảnh: twu.
4. Gặp vấn đề về sức khỏe
Nếu như bạn có vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh về thận hay những bệnh khác, bạn nên sao chép một bản tình trạng sức khỏe và mang theo bên mình. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu kỹ về khoản bảo hiểm du lịch mà bạn đã mua để chắc chắn rằng họ sẽ thanh toán cho bạn mọi rủi ro về y tế. Ngoài ra hãy nhờ sự giúp đỡ của đại sứ quán tìm các bệnh viện địa phương tốt để chữa trị chấn thương.
5. Phí điện thoại di động
Chi phí mà bạn phải trả cho việc sử dụng điện thoại di động khi đi du lịch ở nước ngoài có thể khiến bạn "ngã ngừa". Bạn cần có những hiểu biết chi tiết về việc kích hoạt mã vùng để điện thoại của bạn có thể sử dụng tốt - đây là điểm khiến những ai không sành về công nghệ đều lúng túng. Việc sử dụng điện thoại công cộng khi ra nước ngoài cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm.
5. Sự cố khi đi du lịch vào ngày mưa
Bạn nên mua ba lô hoặc túi có chức năng chống thấm nước, được may từ chất liệu vải không thấm nước như simili. Khi đồ dùng bị ướt nên dùng máy sấy tóc từ khách sạn hoặc mang theo để sấy, làm khô nhanh mà không khiến đồ đạc bị biến dạng, không nên sấy đồ cạnh bếp lửa hay bếp gas.
Ngoài ra, bạn nên mang theo giày dép nhựa để dễ dàng di chuyển và làm sạch chúng khi trời mưa. Nếu bạn không đi giày dép nhựa thì một giải pháp hữu ích để làm khô giày là lấy giấy báo cũ vò lại bỏ vào bên trong giày và thay giấy khoảng 2 tiếng/lần.

Theo Trần Quỳnh - Ngoisao.net

1 nhận xét: