Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Cách sắp xếp quần áo trong tủ cho nàng nghiện mua sắm

1. Tăng gấp đôi vị trí trên thanh treo
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 1
Quần áo quá nhiều khiến các thanh treo trong tủ quần áo chật ních, hết chỗ. Bạn hãy tận dụng các chiếc khoen của lon nước ngọt để treo hai chiếc mắc lại với nhau. Từ hai vị trí trên thanh treo nay chỉ còn một nên sau đó sẽ nhiều quần áo hơn trong tủ.
2. Mua hộp có ngăn chia
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 2
Hãy biến chiếc ngăn kéo lộn xộn trở nên có hệ thống và gọn gàng bằng những vách ngăn. Bằng cách đó, bạn luôn có thể tìm thấy chiếc quần lót ưa thích phù hợp với trang phục mặc hàng ngày.
3. Sử dụng móc treo rèm cho khăn quàng cổ
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 3
Bạn không cần phải tốn quá nhiều diện tích trong tủ cũng như móc treo quần áo cho phụ kiện như thắt lưng, khăn quàng. Hãy tận dụng các vòng móc treo rèm để vắt khăn quàng cổ.
4. Gấp áo gọn gàng
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 4
Một khi bạn bắt đầu gấp và xếp áo theo cách này, bạn sẽ tự hỏi tại sao mình không làm điều đó sớm hơn. Động tác gấp áo chỉ tốn khoảng 2 giây, còn khi xếp quần áo theo chiều ngang thay vì chồng chất lên nhau, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ quần áo của mình rõ ràng hơn. Luôn biết rõ mình đang có cái gì mà mình cần cái gì sẽ tránh được tình trạng vung tay quá trán.
5. Sử dụng móc treo thông minh hơn
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 5
Móc tròn này được thiết kế để treo khăn trong nhà tắm nhưng bạn có thể gắn 1-2 chiếc trong tủ quần áo. Chiếc móc thông minh hoàn toàn phù hợp với những bộ đồ hai dây, áo ngủ, thắt lưng đến khăn quàng, cà vạt,...
6. Thêm thanh treo quần áo
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 6
Hai luôn tốt hơn so với một, và thậm chí tủ quần áo trong hình còn có đến ba thanh treo quần áo. Áo khoác dài, váy, quần dài có thể treo ở thanh cao. Áo sơ-mi, áo phông, chân váy,...có thể ở các giá treo thấp hơn.
7. Cất quần áo như cất giày
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 7
Quần bò dày hoặc áo len tốn khá nhiều thời gian để gấp gọn và cũng cồng kềnh trong ngăn kéo, Giải pháp tốt nhất là bạn làm một tủ đựng giày vải, cuộn tròn quần áo lại và để vào trong từng ô riêng biệt.
8. Thêm hộp đựng trên nóc tủ
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 8
Những chiếc hộp trên nóc tủ dùng để đựng quần áo trái mùa hoặc những bộ quần áo chờ đi quyên góp. Bạn hãy tạo thành thói quen mỗi năm ít nhất hai lần dọn tủ quần áo từ trong ra ngoài để phân loại và thanh lọc bớt những món đồ đã không sử dụng trong thời gian dài.
9. Dán nhãn tất cả mọi thứ
Phân loại quần áo và đựng trong các thùng riêng biệt sẽ giúp bạn tốn ít thời gian phối đồ hơn.
 cach sap xep quan ao trong tu cho nang nghien mua sam - 9




Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến

Tất tần tật các mẹo vặt "giải cứu" bạn nữ về quần áo, giày dép, trang sức đều có ở trong này cả đấy!


Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 1.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 2.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 3.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 4.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 5.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 6.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 7.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 8.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 9.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 10.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 11.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 12.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 13.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 14.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 15.
Loạt mẹo vặt siêu hay bạn nữ nào cũng sẽ cần đến - Ảnh 16.
Nguồn: Cosmopolitan, Pinterest




Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Hướng dẫn cách dùng gas tiết kiệm 4 tháng mới hết một bình

10 mẹo tiết kiệm 50% gas khi đun nấu

1. Tận dụng nước ấm, nước nóng
Tận dụng nước ấm trong bồn nước đặt trên mái nhà để nấu nước nóng hoặc nước có sẵn trong phích giữ ấm của nhà bạn. Như vậy nước sẽ chín nhanh hơn, tiết kiệm gas hơn
2. Không để lửa to quá
Khi cần đun lửa to cũng chỉ chỉnh gas cho ngọn lửa vừa nằm gọn trong vòng đáy nồi, không bao trùm ra ngoài thành nồi, tránh để nhiệt thất thoát ra ngoài làm hao nhiên liệu. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà  của bạn lại lâu chín.
10 mẹo tiết kiệm 50% gas khi đun nấu
 Ảnh minh họa
3. Tận dụng nồi đã nấu
Sau khi nấu xong một món, bạn có thể tráng xoong và nấu luôn món mới, tận dụng xoong vẫn còn nóng, ví dụ luộc trứng xong thì dùng xoong đó để luộc rau.
4. Sử dụng bếp điện khi cân thiết
Đôi khi, cần nấu nhanh gọn bạn có thể dùng bếp điện. Tùy vào hoàn cảnh phù hợp. 
5. Đừng nấu cơm bếp gas
Không bao giờ nấu cơm bằng bếp gas, dù cho nấu bếp gas thì có cơm cháy. Nhưng phải để lâu và ngọn lửa phải liu riu, rất mất công, mất thời gian, tốn tiền gas.
6. Không bật tắt bếp nhiều lần khi nấu
Trước khi bắt tay vào chế biến món ăn cho gia đình mình, bạn nên chuẩn bị sẵn đầy đủ nguyên liệu và lên kế hoạch mình sẽ nấu những món ăn gì. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được. Việc bật tắt bếp gas nhiều lần trong một lần nấu sẽ gây tốn gas.
7. Dùng kiềng tiết kiệm gas
Bạn nên mua thêm kiềng tiết kiệm gas để sử dụng cho bếp gas nhà mình. Loại kiềng này có khả năng hội tụ nhiệt nên sẽ tập trung tối đa nguồn nhiệt phía dưới đáy nồi, giúp  nhanh hơn. Nhờ vậy, lượng gas tiêu thụ cũng sẽ ít hơn.
8. Thường xuyên vệ sinh bếp gas
Mỗi ngày sau khi nấu, bạn nên chùi rửa bếp gas, để những cáu bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí (đường dẫn gas). Nếu không chùi rửa thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến một phần gas thất thoát ra ngoài, lâu ngày ngọn lửa sẽ nhỏ dần. Điều này giải thích vì sao những chiếc bếp gas mới mua về thường tiêu hao ít gas hơn bếp cũ.
10 mẹo tiết kiệm 50% gas khi đun nấu
 Ảnh minh họa
Khi không nấu nữa, bạn nên vặn nút đánh lửa về vị trí tắt (OFF) và hãy khóa bình gas, vừa an toàn lại có thể giúp bạn tiết kiệm được một lượng gas nhỏ thoát ra ngoài.
9. Chọn nồi phù hợp
Những chiếc nồi phù hợp cũng giúp bạn tiết kiệm được một lượng gas đáng kể, bởi nồi dày thường phải tốn thêm thời gian đốt nóng lâu hơn. Vì thế nên sử dụng những loại nồi có đáy mỏng cho các món xào nấu, nồi áp suất cho các món hầm. 
10. Tập trung khi nấu
Một số người có thói quen vừa nấu (đun nước, ninh cháo…) vừa  làm việc khác. Và hấu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì một lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã qúa lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Vì thế hãy tập trung khi nấu.
Bạn cũng nên chuẩn bị các khâu chế biến (rửa rau, vo gạo, thái thịt) rồi mới bật bếp (vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều) điều này cũng giúp bạn tiết kiệm ga được một lượng đáng kể.



Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

6 sai lầm kinh điển khi sử dụng máy giặt ai cũng cần biết

Ngày nay việc giặt giũ đã trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều bởi sự trợ giúp của máy giặt. Tuy nhiên hiệu quả của máy giặt vẫn chưa được tối ưu bởi những sai lầm kinh điển dưới đây.

Vận hành sai chế độ
Với từng loại quần áo, chăn màn khác nhau, các nhà sản xuất đều có những chế độ giặt riêng.Dù các chế độ này được hiển thị rất rõ ràng trên thân máy, thế nhưng rất nhiều người vẫn dùng sai bởi thói quen... tiện. Nhiều chị em tự thú rằng, hàng ngày vẫn thu quần áo của gia đình, bao quần quần jean, áo cotton... vào một mẻ rồi giặt bình thường theo thói quen mà chẳng chú ý đến rằng mỗi chất liệu có thời gian tiếp xúc với nước, bột giặt khác nhau nên giặt chung như thế đồ sẽ không sạch.
Để khắc phục điều này, hãy nhớ dành thời gian phân loại quần áo có cùng chất lượng và màu sắc tương đồng trước khi giặt, điều này sẽ giúp quần áo sạch sẽ và bền hơn.
Giặt quá trọng lượng giặt quy định của máy
Mặc dù trên vỏ máy giặt luôn dán trọng lượng tối đa mà lồng giặt có thể tải được nhưng nhiều người vẫn thường giặt nhiều hơn với mức máy có thể tải được.Nguyên nhân của việc này là tâm lý giặt cố thêm một vài chiếc, nhân tiện giặt luôn của nhiều bà nội trợ.
Sai lầm khi sử dụng máy giặt

Việc giặt lượng quần áo quá cân cộng thêm lượng nước được đưa vào khiến trục quay của lồng giặt quá tải, không quay được. Lặp đi lặp lại một thời gian sẽ dẫn tới hỏng trục hoặc lệch tâm so với thiết kế ban đầu. Hiệu quả giặt cũng không được đảm bảo vì quần áo có quá ít không gian để quay, đảo, chất bẩn khó được tách ra.
Sử dụng sai bột giặt
Để tiết kiệm tiền, nhiều chị em người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy hoặc mua bột giặt, nước giặt cho cửa trên để dùng cho máy cửa trước, điều này rất ảnh hưởng đến máy bởi loại xà phòng giặt tay hay giặt cửa trên cho lượng bọt rất nhiều, có thể dẫn đến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.
Sai lầm khi dùng máy giặt
Đi đôi với đó là việc cho quá nhiều bột giặt một lần giặt với tâm lý cho nhiều càng sạch, trên thực tế điều này cũng khiến máy hoạt động mệt hơn, tốn nhiều nước để xả sạch hơn. Vậy để máy hoạt động tốt, hãy sử dụng bột giặt đúng liều lượng nhé!
Dùng sai chế độ nước
Hầu hết máy giặt hiện nay đều có chế độ giặt nước nóng nhưng nếu giặt đồ mỏng như len, lụa... bạn nên để chế độ nước dưới 30 độ, hoặc nước lạnh để đảm bảo vải không bị co.
Để quần áo đã giặt trong máy qua đêm
Nhiều gia đình giặt quần áo buổi tối trước khi đi ngủ để sáng dậy mới phơi. Điều này hoàn toàn không nên vì quần áo ẩm để lâu trong máy kín khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và mở cửa máy để bên trong lồng được khô, thoáng.
Sai lầm khi dùng máy giặt
Để hạn chế vi khuẩn và mùi hôi trong lồng giặt bạn cũng có thể sử dụng máy giặt không lỗ bởi thiết kế này cho phép ngăn ngừa sự phát sinh nấm mốc ở bên ngoài lồng giặt cũng như sự xâm nhập của chúng vào bên trong gây ra mùi hôi khó chịu.
Không vệ sinh máy giặt
Khu vực lồng giặt của máy rất nhiều vi khuẩn, do vậy vệ sinh máy để khử khuẩn, khử cặn là điều rất cần thiết. Mỗi tháng bạn nên để máy chạy đôi ba lần với chu trình giặt không quần áo (chạy không tải) để vệ sinh lồng giặt, khi chạy nên để chế độ nước nóng nhất có thể. Nếu lồng giặt có dính bẩn, bạn lấy khăn mềm thấm giấm hoặc baking soda để lau trước khi vận hành chế độ giặt nói trên.
Sai lầm khi dùng máy giặt
Ngoài ra ngăn chứa nước giặt và nước xả cũng cần tháo ra đánh thường xuyên bởi phần lớn các dung dịch giặt sẽ được nước xối xuống lồng nhưng đôi khi bạn vẫn đổ tràn ra rìa, nếu không vệ sinh sẽ dễ gây nấm mốc.