Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Dụng cụ chữa cháy cần phải có trong nhà

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ cháy lớn xảy ra tại các chung cư giá rẻ khiến nhiều người hoang mang lo sợ. Để tránh những hiểm họa có thể xảy ra với ngôi nhà của mình, mỗi gia đình cần trang bị đầy đủ những thiết bị phòng cháy chữa cháy để kịp thời xử lí nhanh khi có các sự cố cháy nổ xảy ra.

Nước

Nước là chất dùng để chữa cháy, có sẵn trong thiên nhiên, sử dụng đơn giản và chữa được nhiều đám cháy. Dùng nước chữa cháy có hai tác dụng:

Nước có khả năng thu nhiệt lớn, có tác dụng làm lạnh.

Nước bốc hơi tạo thành màng ngăn Ôxy với vật cháy, có tác dụng làm ngạt.

Tuy nhiên không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kỵ nước, không dùng nước để chữa cháy xăng, dầu, khi đám cháy có điện thì phải tắt điện, sau đó mới thực hiện chữa cháy bằng nước.

Cát

Dùng cát để chữa cháy cũng phổ biến như dùng nước. Có tác dụng làm ngạt và khả năng làm ngưng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn cháy lan, dùng cát để đắp thành bờ.

Bọt chữa cháy

Dụng cụ chữa cháy cần có trong nhà 1
Mỗi gia đình cần trang bị những dụng cụ chữa cháy cần thiết
Bọt chữa cháy gồm hai loại dung dịch tạo bọt:

+ Dung dịch Suphát nhơm (Al2 (SO4), (ký hiệu A).

+ Dung dịch Natri hydrocacbonnát (NaHCO3) – (Ký hiệu B).

Bọt có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu – vì bọt nhẹ hơn nên nổi trên mặt chất cháy, chất liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và Ôxy.

Bình chữa cháy bằng khí CO2


Bình khí CO2 chữ cháy có rất nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng (do nhiều nước khác nhau chế tạo sản xuất nhưng đều có đặc tính cấu trúc tác dụng bảo quản giống nhau.

Khí CO2 gồm 1 nguyên tử cabon và 2 nguyên tử oxy tạo thành gọi là oxytcacbon.CO2 là loại khí trơ không mùi, không màu, không dẫn điện nặng hơn không khí 15 lần.

1.Cấu tạo bình CO2: có 3 bộ chính.

Vỏ bình CO2: làm bằng kim loại chịu áp lực cao 250kg/cm

Hệ thống van nạp khí xả ( cấu tạo tay vặn hoặc mỏ vịt) van an toàn.

Vòi loa phun: làm bằng vật liệu chịu nhiệt cách điện.

Khi xảy ra cháy mang bình CO2 tiếp cận đám cháy

Rút chất an toàn hoặc bỏ kẹp chì.

Một tay cầm loa phun vào đám cháy cho tới khi đám cháy tắt.

Khi phun đứng ở đầu chiều gió, không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun, không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc quá gây ngạt.

Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.





Những thứ tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng

Dưới đây là danh sách những thứ không được cho vào lò vi sóng vì nó có thể gây ra cháy nổ hoặc ngộ độc thực phẩm.
 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trứng nguyên vỏ
Nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới nổ tung quả trứng, làm văng tung tóe, vừa bẩn vừa có nguy cơ cháy nổ lò. Do vậy, bạn đừng lỡ dại thử luộc trứng trong lò vi. Thay vì đó, chỉ nên đập trứng ra, cho vào chén, đâm vỡ lòng đỏ rồi để vào lò để nấu chín.
Hải sản có vỏ cứng
Những hải sản có vỏ cứng như cua, sò, ốc… khi để vào sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng và vị ngon của thực phẩm, đặc biệt sẽ giải phóng các phân tử tạo mùi khó chịu giống như mùi cao su.
Ớt
Ớt có thể bốc hỏa trong lò vi sóng. Khi mở cửa lò ra bạn và những người đứng xung quanh sẽ bị "tấn công" bởi hơi cay nóng, khiến bạn chảy nước mắt và ho sặc sụa.
Rau củ có lớp vỏ dày
Các loại thực phẩm có lớp vỏ dày như khoai tây, cà rốt, táo, nho… sẽ nổ văng khi nấu chín bằng lò vi sóng bởi sự giản nỡ bên trong làm nứt vỏ ngoài. Đặc biệt là những loại củ chứa magie và selen như cà rốt khi nấu trong lò sẽ cháy thành các ngọn lửa xanh, đỏ, vàng, gây nổ lò. Cần gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ lên thân củ trước khi cho vào lò vi sóng.
Giấy bạc
Khi bọc giấy bạc vào thực phẩm để trong lò vi sóng, sóng vi ba không xuyên qua được, tạo nên các tia lửa điện dễ làm lò bị cháy. Ngoài ra, bạn cũng không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò.
Hộp giấy
Hộp giấy có chứa syrofom, vốn là một loại nhựa, nên rất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Vì vậy, bạn tránh hâm nóng cơm hộp trong lò trừ khi trên hộp giấy có đề là "an toàn khi dùng với lò vi sóng".
Nho
Có nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng nho thì sẽ bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng. Nho khô thì sẽ bắt lửa và bốc khói
Thực phẩm chứa nhiều nitric
Những thực phẩm chứa nhiều nitric như thịt lợn ướp, thịt hun khói không được để vào lò vi sóng vì nitric sẽ biến thành nitrosamin, chất này có thể gây ung thư, ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình.
Nước sốt
Khi cho nước sốt nấu trong lò vi sóng, sự giãn nở các phân tử nước nhưng lại không tạo bọt sẽ khiến nước sốt bắn tung tóe làm bẩn lò. Khi lấy ra ngoài còn có thể bắn trực tiếp vào người gây bỏng.
Các loại thức ăn cần nước sốt như thịt gà, cá cũng nên hạn chế hâm nóng bằng lò vi sóng, nếu có hâm, phải bọc dĩa đồ ăn lại bằng màng bọc thực phẩm (loại sử dụng được trong lò vi sóng) mới được cho vào lò.
Bình thủy mini hay bình thủy cách nhiệt
Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình nóng lạnh làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không.
Vật dụng bằng kim loại
Đồ kim loại là thứ cần tránh thật xa khỏi lò vi sóng. Bởi lẽ, sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người đứng xung quanh.
Do vậy, bạn không bao giờ bỏ chén, đĩa, bát …bằng kim loại hoặc có hoa văn kim loại vào lò vi sóng để tránh phát hỏa.
Lựa chọn đồ thủy tinh cho lò vi sóng
Theo thông tin nhà sản xuất: Nhìn chung các loại thủy tinh chịu nhiệt đều thích hợp với lò vi sóng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các gia đình không nên lựa chọn các loại thủy tinh mỏng để sử dụng trong lò vi sóng. Bởi ngoài tác động của sóng vi ba thì nhiệt độ nóng của thức ăn cũng ảnh hưởng đến chính chất lượng các vật dụng này. Cụ thể, các đồ dùng thủy tinh mỏng như ly, cốc có thể bị vỡ, nứt trong lúc quay thực phẩm.
Mẹo thử vật dụng đó có thích hợp với lò vi sóng hay không
Hầu hết các vật dụng chịu nhiệt bằng phi kim đều có thể dùng được trong lò vi sóng. Tuy nhiên, cũng có một số vật liệu có thành phần không thích hợp với sóng viba.
Để kiểm tra xem vật dụng đó có thích hợp không bạn hãy đặt một bát thủy tinh đầy nước bên cạnh. Sau đó, bật chế độ nấu công suất cao trong vòng 1 phút. Nếu nước trong bát ấm lên trong khi đó vật dụng cần kiểm tra lại không thay đổi nhiệt độ thì vật dụng đó thích hợp với lò vi sóng.
Còn nếu nước không thay đổi nhiệt độ mà vật cần kiểm tra lại ấm lên chứng tỏ vật dụng đó hấp thụ sóng viba và không thích hợp để sử dụng trong lò vi sóng



Gặp hỏa hoạn, làm gì khi không có lối thoát?





Nguyên tắc sống còn khi có hỏa hoạn

Làm gì khi có cháy ở nhà cao tầng ?
Vụ cháy chung cư cao tầng tại Xa La (Hà Đông, Hà Nội) đêm 11/10 khiến nhiều người hốt hoảng. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hỏa hoạn tại các chung cư cao tầng. 
Khác với các căn hộ dưới mặt đất, khi xảy ra sự cố, công tác thoát hiểm của người sống trong các tòa nhà cao tầng khó hơn và nguy hiểm hơn. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, mỗi người cần trang bị những kỹ năng nhất định để bảo vệ mình và người thân.
BS Cao Xuân Phúc, khoa Y học Lao động, Học viện Quân y 103 đưa ra các nguyên tắc ứng phó khi có sự cố hỏa hoạn như sau :
-  Khi có dấu hiệu hỏa hoạn như khói, mùi khét, tìm cách tắt tất cả cầu dao điện, báo động - gọi cứu hỏa và dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa gần chỗ mình. 
- Khi có chuông báo cháy, nên đội mũ bảo hiểm (loại có kính, trùm đầu) để thoát ra. Sau đó, cần nhanh chóng tìm cách thoát hiểm bằng cầu thang bộ, tuyệt đối không sử dụng thang máy, lưu ý đóng chặt cửa bảo hộ sau khi thoát ra. Không chen lấn, xô đẩy nếu không muốn việc thoát hiểm khó khăn hơn.
- Có thể dùng búa, vật cứng phá bỏ cửa sổ, cửa chính tạo lối thoát hiểm và phá bỏ nhanh tất cả cửa thông hơi đuổi khói. 
- Nếu lửa cháy to, hãy đội mũ bảo hiểm có kính hoặc toàn đầu thoát qua đám cháy. Nhớ quấn quần áo ướt kín người.
- Trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng chặt lại. Nếu khói lùa vào phòng qua khe cửa, bạn cần dùng giẻ ướt chèn chặt và di chuyển sang phòng khác hoặc ban công, cửa sổ thoáng khí.
- Dùng đèn pin, điện thoại vẫy ra hiệu cho người bên dưới biết để ứng cứu.
- Trong mọi tình huống, người dân không nên thoát nạn bằng cách nhảy xuống từ tầng cao. Tìm cách di chuyển ra ban công, tầng thượng - nơi thoáng khí nhất có thể. 
Ngạt khói rất nguy hiểm
Nguyên tắc sống còn khi có hỏa hoạn
Trong khi làm nhiệm vụ trong vụ hỏa hoạn tại khu đô thị Xa La (Hà Đông - Hà Nội) đêm 11/10, một số cảnh sát làm nhiệm vụ mất sức, hít phải khói độc nên đã phải nhập viện cấp cứu. Ảnh: Anh Tuấn
Đại tá - bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu Học viện Quân y 103 cho hay, trong khói của các vụ hỏa hoạn có chứa nồng độ rất lớn khí CO và CO2. 
“Ngạt khói rất nguy hiểm bởi nó gây tác động trực tiếp đến hệ hô hấp với các biểu hiện dễ nhận biết nhất là khó thở hay các biểu hiện của hội chứng suy hô hấp RDS,… Bỏng hô hấp là một trong những loại bỏng rất nặng và khó cấp cứu. Nhiều trường hợp tử vong chỉ vì ngạt khói”, bác sĩ Tiến cảnh báo.
Thực tế, ngạt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn bị bỏng lửa.
Vì vậy, khi có cháy, cần di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, ít có thời gian để phản ứng, suy nghĩ. Những người bị nạn thường chạy tán loạn tìm đường và không biết tránh luồng khói dày đặc từ đám cháy. Việc hít quá nhiều khói gây ngạt nhanh hơn. Do đó, cần bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại. Người bị nạn phải cố gắng không hít khói.
Theo bác sĩ Tiến, một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm.
Trong trường hợp tốt hơn, nạn nhân có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Đặc biệt, khi di chuyển, bạn nên cúi thấp người vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm tránh lượng khói hít vào thấp nhất có thể.
“Bất cứ ai ở trong không gian chật hẹp đều có nguy cơ hít phải khói khi có hỏa hoạn. Khói làm giảm lượng oxy và có thể chứa các khói độc khác do các vật liệu bị cháy sinh ra. Tuyệt đối không thể xem thường ngạt khói”, bác sĩ Tiến khuyến cáo.
Về nguyên tắc sơ cứu nạn nhân về ngạt khói, bác sĩ cũng khuyến cáo cần phải phục hồi hơi thở một cách đầy đủ và nhanh nhất. Khi chắc chắn hiện trường đã an toàn, hãy đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi có không khí trong lành và thoáng.
Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức phản ứng của nạn nhân. Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể.


Bí kíp phòng chống nhiễm khói độc khi chung cư bị cháy

Bạn có biết, khói là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn khi các vụ hỏa hoạn xảy ra?

Khói là một trong những lý do chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Cụ thể, rất nhiều khí độc sẽ được sinh ra CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ... trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong.

Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn, làm cho ngộ độc ập đến nhanh chóng.

Như vụ hỏa hoạn mới đây nhất tại chung cư khu đô thị Xa La là một ví dụ. Dù may mắn không có thiệt hại về người, nhưng vẫn có một số nạn nhân bị ngạt khói phải đi cấp cứu. Vậy nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ phải làm gì để không bị nhiễm quá nhiều khói độc?

Chống nhiễm độc khói khi gặp hỏa hoạn

Việc đầu tiên các bạn cần phải làm, đó là giữ bình tĩnh. Hầu hết mọi người khi nhìn thấy khói đều rơi vào trạng thái hoảng loạn, vội vã tìm đường thoát thân mà không biết rằng nguy cơ "tử thần khói" rình rập họ là rất cao. Hãy xác định vị trí của ngọn lửa, vị trí của nguồn khói. 

Trong trường hợp luồng khói từ trên cao, hoặc ngay trong tầng của bạn, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và chạy thoát xuống các tầng dưới. Đặc biệt, không sử dụng thang máy để thoát hiểm khi tòa nhà xuất hiện cháy.

151011chay04-5e655
Còn nếu khói xuất phát từ các tầng dưới thì sao? Khói có tốc độ bốc lên khá nhanh - khoảng 122m/phút. Do đó nếu khói xuất phát từ tầng dưới, nhiều khả năng cầu thang bộ đã bị khói bít kín, như trường hợp vụ cháy ở Xa La.

Trong trường hợp bạn đang ở tầng thấp, có thể tìm cách di chuyển xuống dưới và thoát ra ngoài. Nhưng nếu ở tầng cao, hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng, vì di chuyển trong môi trường dày đặc khói quá lâu sẽ khiến bạn gục ngã trước khi thoát.

Chưa hết, khi đến nơi, bạn cần xác định hướng gió để chọn góc lánh nạn hợp lý để làm giảm sự ảnh hưởng từ ngọn lửa như sức nóng, khói thổi.... Từ đó, ta sẽ có nhiều thời gian để chờ cứu hộ giải cứu.

Phương pháp di chuyển đúng đắn


Phương pháp di chuyển cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm độc khói - đó là bò, trườn, hoặc cúi thấp. Đó là vì khói chỉ bốc lên trên, và mặt sàn chính là nơi ít khói nhất.

151011chay01-60b92
Bạn cũng không nên chạy, ngay cả khi bạn vẫn chịu đựng được khói. Nguyên do là bởi bạn phải giữ gìn đôi mắt, lá phổi lâu chừng nào tốt chừng ấy, vì khói độc gây ảnh hưởng đến cơ thể nhanh hơn bạn tưởng.

Trước đó, hãy thấm ướt một mảnh vải, cuốn quanh mũi và miệng. Lúc này, tấm vải sẽ trở thành mặt nạ phòng độc, giúp bạn lọc khí và thở dễ dàng hơn. Nếu không có vải, bạn cũng có thể sử dụng khẩu trang đã được thấm ướt bằng nước.

151011chay02-60b92
Ngoài ra, bạn cũng có thể nín thở vài mươi giây khi khói độc tới, chú ý không la to vì sẽ bị ngạt khói ngay.

Hỗ trợ và sơ cứu những người bị ngạt khói

Khi một người có dấu hiệu bị ngạt khói, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có khói quá dày đặc. Sau đó, tìm cách làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hô hấp nhân tạo. 

151011khoi06-41b3b
Nếu bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng đưa tới ngay bệnh viện để được thở oxy cao áp nhằm đẩy khí CO ra ngoài.

Đối với những loại khí gas, khí độc cần mở hết cửa, bật quạt thổi khói, khí, hơi độc ra ngoài và nhanh chóng đưa nạn nhân ra xa khỏi vùng khí, khói độc đến chỗ thông thoáng để bệnh nhân được hít thở oxy nhằm tống xuất khí, hơi độc ra ngoài.

Bí quyết thoát ra khỏi đám cháy chính là "bình tĩnh, nằm sát đất, trườn bò, che mặt lại và không hít khói". Và bạn đừng quên tuyệt đối không được sử dụng thang máy khi tòa nhà có đám cháy nhé!

151011khoi-dc566