Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408
Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .
Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Bí quyết đánh bật các loại vết bẩn
Những vết bẩn khó tẩy trên quần áo như vết mực, vết máu, vết cà phê hay những vết dầu mỡ… sẽ được tẩy sạch chỉ với những mẹo nhỏ dưới đây:
Lan Lan (Theo Nurse.com
)
Giặt đồ lót đúng cách
49% phụ nữ giặt đồ lót không đúng cách và không giặt hàng ngày do sợ hư hại đồ. Nên giặt bằng tay và tránh dùng hóa chất.
Một số mẹo sau sẽ giúp đồ lót của bạn luôn sạch, mới và đẹp như ý:
1. Chỉ sử dụng nước lạnh: Nước nóng làm mất tính đàn hồi của vải, trong khi đó nước lạnh giúp giữ nguyên khả năng đàn hồi.
Ảnh: babyclothing.
|
2. Gài móc: Trước khi giặt tay bạn nên gài móc lại để giảm khả năng móc bị rơi ra khi giặt.
3. Không dùng chất tẩy: Tốt nhất chỉ nên dùng chanh và giấm vì chất tẩy làm hỏng sợi vải và do đó làm cho đồ lót nhanh bị rách.
4. Không trộn lẫn màu: Đồ lót thường có màu sắc khác nhau, lưu ý giặt riêng đồ lót màu trắng và những đồ có màu tương phản để không bị lẫn màu.
5. Không vắt: Tuyệt đối tránh. Thay vào đó bạn nên để ráo nước rồi mới đem phơi ra nắng.
6. Giặt đồ cùng kích cỡ: Nên giặt riêng đồ lót, không giặt chung với quần áo ngoài bởi sẽ làm đồ lót mất dáng và nhanh hỏng.
7. Dầu gội trẻ em: Nếu không muốn dùng các sản phảm tự nhiên, bạn có thể dùng dầu gội trẻ em với tính kiềm nhẹ, không làm hại chất liệu vải.
8. Đối với áo lót có độn: Làm khô áo lót có độn khó hơn áo lót thường, bạn nên đặt áo lót lên một tấm khăn khô cho ráo nước trước khi đem phơi ra nắng, chú ý không vắt tránh làm hỏng forrm áo.
9, Không ngâm đồ lót: Tốt nhất chỉ ngâm nước dưới 5 phút để bảo vệ vải và tránh vi khuẩn phát triển.
10. Phơi nắng: Là điều kiện tiên quyết để chống ẩm và chống vi khuẩn phát triển.
Khánh Vy (Theo boldsky)
Mẹo loại bỏ mùi hôi của giầy
Bạn cảm thấy xấu hổ khi cởi một đôi giầy khiến người xung quanh phải bịt mũi?Có một số thành phần ở nhà bếp đơn giản sau có thể loại bỏ mùi hôi từ đó.
Bột nở
Rắc một chút bột nở vào đôi giầy của bạn mỗi đêm khi cởi ra. Đây là một trong những cách để giữ cho giầy sạch sẽ và không mùi. Nhớ buổi sáng hôm sau nên rũ bột thừa.
Ảnh: Health.
|
Mảnh gỗ tuyết tùng (bách hương)
Mảnh gỗ tuyết tùng có tính chất chống nấm có thể loại bỏ mùi hôi. Sử dụng một mảnh gỗ tuyết tùng để loại bỏ mùi hôi trên đôi giầy là ý tưởng tuyệt vời. Để gỗ tuyết tùng trong giầy qua một đêm và cảm nhận hiệu quả.
Đóng băng giầy
Đặt đôi giầy trong túi nhựa và thả vào ngăn đá tủ lạnh. Đục những lỗ nhỏ và để qua đêm. Khí lạnh có thể giết chết bất kỳ loại nấm và vi khuẩn gây mùi nào.
Bột talc
Một trong những cách tốt nhất để giữ cho đôi giầy không mùi là sử dụng bột talc. Thoa một chút bột lên giầy và chân trước khi đi. Bột talc có mùi dễ chịu sẽ ngăn chân của bạn đổ mồ hôi.
Muối
Muối là thành phần tốt để giữ cho đôi giầy sạch sẽ và không mùi. Hãy bọc muối vào trong một tờ giấy, thả vào trong giầy và để qua đêm.
Giấm táo
Cách tốt nhất để làm cho giầy có mùi thơm là sử dụng giấm táo. Sử dụng một miếng vải nhúng vào giấm, chà xát bên trong và phơi nó dưới ánh mặt trời trong ít nhất 10 phút.
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời giúp hấp thụ mùi. Tuy nhiên, nó có thể làm hỏng giầy. Vì vậy, không đặt giầy quá lâu dưới ánh mặt trời thiêu đốt.
Than hoạt tính
Than hoạt tính có thể loại bỏ mùi hôi từ đôi giầy của bạn một cách rõ ràng. Tất cả điều bạn cần làm là bỏ những cục than vào trong một cái túi và để vào giầy trong một giờ.
Quỳnh Trang (theo boldsky)
Mẹo hay khi lau dọn bể cá
Bể cá bẩn và bốc mùi làm xấu đi phòng khách nhà bạn? Dưới đây là những lời khuyên để làm bể cá sạch sẽ và thơm tho.
Giấm
Sử dụng giấm để làm sạch bể cá và giúp nó sáng bóng. Hãy hòa giấm vào nước, ngâm hỗn hợp trong bể cá chừng 15 phút rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch. Giấm sẽ giúp loại bỏ mùi hôi từ bể cá.
Ảnh: greenjeane.blogspot.com.
Bột nở
Một mẹo hay để làm sạch bể cá của bạn là sử dụng bột nở để làm sạch mỗi lần sau 3 tháng. Bột nở giúp loại bỏ vết bẩn từ tảo xung quanh bể. Bạn nên chỉ sử dụng lượng bột nhỏ.
Chanh
Bạn có thể sử dụng chanh để làm sạch bể cá một cách dễ dàng. Lau chùi bể cá với nước cốt chanh và chà xát bên trong bể cá bằng vỏ. Rửa lại bằng nước sạch và chanh sẽ mang lại một mùi thơm dịu nhẹ.
Muối
Muối là cách an toàn nhất để làm sạch bể cá. Tất cả điều bạn cần làm là thả một nắm muối thô và vài giọt nước vào bát, rồi dùng tay bốc muối để làm sạch bể. Muối giúp loại bỏ vết bẩn trong bể cá.
Xà phòng
Xà phòng được nhiều người nuôi cá sử dụng. Mặc dù xà phòng làm cho bể cá trông đẹp và sáng bóng, nó lại không thể loại bỏ mùi hôi từ bể.
Thuốc tẩy
Thuốc tẩy là thành phần nhà bếp rất tiện dụng để làm sạch bể cá. Một muỗng canh thuốc tẩy pha với nước có thể làm sạch dễ dàng.
Quỳnh Trang (theo boldsky)
Giấm
Sử dụng giấm để làm sạch bể cá và giúp nó sáng bóng. Hãy hòa giấm vào nước, ngâm hỗn hợp trong bể cá chừng 15 phút rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch. Giấm sẽ giúp loại bỏ mùi hôi từ bể cá.
Ảnh: greenjeane.blogspot.com.
Bột nở
Một mẹo hay để làm sạch bể cá của bạn là sử dụng bột nở để làm sạch mỗi lần sau 3 tháng. Bột nở giúp loại bỏ vết bẩn từ tảo xung quanh bể. Bạn nên chỉ sử dụng lượng bột nhỏ.
Chanh
Bạn có thể sử dụng chanh để làm sạch bể cá một cách dễ dàng. Lau chùi bể cá với nước cốt chanh và chà xát bên trong bể cá bằng vỏ. Rửa lại bằng nước sạch và chanh sẽ mang lại một mùi thơm dịu nhẹ.
Muối
Muối là cách an toàn nhất để làm sạch bể cá. Tất cả điều bạn cần làm là thả một nắm muối thô và vài giọt nước vào bát, rồi dùng tay bốc muối để làm sạch bể. Muối giúp loại bỏ vết bẩn trong bể cá.
Xà phòng
Xà phòng được nhiều người nuôi cá sử dụng. Mặc dù xà phòng làm cho bể cá trông đẹp và sáng bóng, nó lại không thể loại bỏ mùi hôi từ bể.
Thuốc tẩy
Thuốc tẩy là thành phần nhà bếp rất tiện dụng để làm sạch bể cá. Một muỗng canh thuốc tẩy pha với nước có thể làm sạch dễ dàng.
Quỳnh Trang (theo boldsky)
12 cách sử dụng kẹp giấy sáng tạo
Chuỗi hình ngộ nghĩnh
Việc xâu nối từng hình ảnh thân thương của gia đình bằng kẹp bướm vô cùng dễ dàng nhưng hiệu ứng mang lại khá bất ngờ. Chùm ảnh gia đình giờ trông ấn tượng như một clip ngắn gọn và cũng thú vị hơn so với những bức hình lồng trong từng khung riêng biệt.
|
Trợ thủ phơi quần áo
Dùng kẹp giấy để gắn đỉnh móc với dây treo, bạn có thể cố định khoảng cách ngay ngắn giữa từng móc phơi với nhau và tránh rơi rớt quần áo ở những nơi gió lùa.
|
Xếp gọn dây phụ kiện
Kẹp giấy là vật dụng nhỏ gọn mà chúng ta có thể tận dụng để cuốn gọn các loại dây sạc hay tai nghe để chúng không quá dài và vướng víu.
|
Tận dụng ngăn đông
Bạn có thể tận dụng không gian trong tủ đông một cách đơn giản với kẹp giấy tiện lợi này. Điều bạn cần làm chỉ là đính từng bao bì muốn giữ đông vào khung sắt bên trên bằng kẹp giấy và ngắm nhìn thành quả từ sự sáng tạo nho nhỏ này.
|
Móc treo nhỏ gọn
Đây là mẹo nhỏ giúp căn bếp chật chội được ngăn nắp hơn. Găng tay cần thiết khi làm vườn hay rửa bát đĩa được kẹp gọn bên trong nhờ mấu nhỏ của chính cánh cửa nhằm tiết kiệm diện tích.
|
Giá đựng dao kéo
Tương tự, chức năng móc treo tiếp tục được khai thác trong trường hợp này. Sẽ không còn cảnh bàn học hay bàn làm việc bị chiếm diện tích quá nhiều bởi những giá đựng bút thước hay dao kéo vật dụng nhờ khéo léo tận dụng không gian thẳng đứng bên cạnh.
|
Giữ thẳng cuộn giấy
Các cuộn giấy gói quà, bao vở… vẫn thẳng thớm và gọn gàng như ngày đầu, thay vì bị để lung tung và nhàu nhĩ.
|
“Lỗ xâu” len
Các tín đồ đan len sẽ không còn phải bực bội và đau đầu tìm cách xử lý khi cuộn len cứ chạy lung tung khắp nơi. Việc bạn cần làm chỉ là đặt cuộn len vào một chậu nhựa nhỏ, đính kẹp giấy lên thành chậu, luồn sợi len vào khoảng giữa kẹp giấy và thỏa sức cho đam mê với con len của mình.
|
Phòng tai nạn cho trẻ
Nhiều người sẽ khá bất ngờ với công dụng hầu như không ngờ tới này. Đồ vật thông dụng trong văn phòng, nhờ một chút tinh ý và sáng tạo, đã giúp các bậc phụ huynh bảo vệ an toàn cho trẻ, phòng ngừa lưỡi dao cạo sắc bén gây đứt tay cho các bé hay chính bạn.
Cố định mép khăn trải bàn
Một ngày đầy gió sẽ không thể phá hỏng buổi tiệc ngoài trời nếu khăn trải bàn đã được cố định khít khao ở từng mép chỉ bằng chiếc kẹp nhỏ này.
|
Cố định giắc cắm trên bàn
Với cách đơn giản như thế, bạn sẽ không phải tốn nhiều thì giờ tìm kiếm bộ sạc hay lọ mọ nhặt giắc cắm lên từ dưới nền mỗi khi điện thoại, máy tính hay bất kỳ vật dụng nào cần được nạp năng lượng. Chỉ cần bố trí kẹp giấy ở bề mặt thích hợp (chẳng hạn như mặt bàn làm việc), cố định giắc cắm như hình và chúng sẽ luôn ở trong tầm với khi cần.
|
Trang trí bàn tiệc
Kẹp giấy nhiều màu sắc đính dưới chân cốc là một cách giúp bữa tiệc bớt nhàm chán nhờ những chi tiết nhỏ mới lạ và vui nhộn.
|
Khánh Hà (Theo Elledecor)
Những mẹo vặt gia dụng hữu ích
Để giảm tình trạng đọng sương trên kính khi tắm vòi hoa sen, bạn chỉ cần chà xát gương phòng tắm với kem cạo râu và lau sạch bằng vải mềm.
Dưới đây là những mẹo vặt vô cùng hữu ích bạn nên biết:
Lan Lan (Theo Womansday)
Mẹo giữ hoa tươi lâu
Đừng đổ nước đầy bình đến vành. Hoa chỉ có thể hấp thụ nước từ thân cây, đổ đầy nước vào bình là không cần thiết.
Hoa có tuổi thọ ngắn và chắc chắn sẽ tàn. Bạn có thể làm hoa tươi lâu thêm vài ngày bằng những lời khuyên đơn giản sau:
Ảnh: healthmeup.
|
Ngâm hoa trong nước
Mọi người thường chỉ cắm hoa trong bình với một lượng nước mà không cẩn thận hơn. Bạn nên làm theo những lời khuyên nhanh chóng và đơn giản sau, để hoa có thể tươi lâu hơn gần gấp đôi:
- Hãy cọ sạch chiếc bình, bởi vì vi khuẩn trong bình giết chết những bông hoa nhanh hơn.
- Ngâm hoa vào trong nước ngay lập tức, hoa càng để bên ngoài lâu càng nhanh héo.
- Hãy ngâm hoa vào nước ấm, bởi vì hoa có thể hấp thụ nước ấm dễ dàng hơn so với nước lạnh.
- Đừng đổ đầy bình đến vành, hoa chỉ có thể hấp thụ nước từ thân cây, đổ đầy nước vào bình là không cần thiết.
- Hãy chắc chắn rằng không để những chiếc lá chạm vào nước, lá chạm vào nước sẽ nhanh thối và bốc mùi.
- Cắt cành hoa ở một góc 45 độ, hoa sẽ hấp thụ nước nhanh hơn.
- Không cắm quá nhiều hoa trong bình cùng, khi có quá nhiều hoa, những cánh hoa không có đủ chỗ để thở.
Cho hoa ăn
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng cho hoa ăn có thể làm hoa tươi lâu hơn. Có những lựa chọn chất dinh dưỡng khác nhau, hãy chọn cách thuận tiện với bạn nhất:
- Đường: Đường giúp hoa phát triển, nuôi dưỡng hoa và làm hoa tươi lâu hơn. Bạn có thể sử dụng đường, hoặc kết hợp đường với một trong những phương pháp khác.
- Nước giải khát: Bạn có thể thêm ¼ cốc nước giải khát bất kỳ nào có trong nhà để làm hoa của bạn tươi lâu hơn.
- Dấm táo: Trộn hai muỗng canh giấm táo và đường và hòa vào nước trong bình hoa. Thay đổi hỗn hợp này mỗi ngày.
- Vodka: Rượu được biết đến với đặc tính kháng khuẩn. Nhỏ một vài giọt rượu vodka trong nước cùng với một thìa đường sẽ giết chết vi khuẩn khiến những bông hoa bị thối và giúp hoa tươi lâu hơn.
- Aspirin: Nghiền một vài viên thuốc aspirin và thêm chúng vào nước. Aspirin giúp hoa tươi và khỏe mạnh trong vài ngày.
- Đồng: Bạn có thể thêm một vài đồng xu bằng đồng vào bình cùng với một vài thìa đường. Đồng diệt vi khuẩn, đường giúp những bông hoa khỏe mạnh và tươi lâu.
Quỳnh Trang (Theo healthmeup)
Bí quyết sắp xếp tủ quần áo gọn gàng
Tận dụng cánh tủ để treo thắt lưng, cà vạt, sắp xếp đồ theo màu sắc, mục đích sử dụng, cách dùng móc treo từng loại đồ phù hợp...
Vương Linh (theo Infographicjournal.com)
Mẹo dùng bếp từ an toàn
Kiểm tra điện áp định mức, dùng loại nồi phù hợp, lắp đặt và vệ sinh đúng cách... là những điểm cần lưu tâm khi sử dụng bếp từ.
Theo kỹ sư điện gia dụng Đỗ Đức Ngọc (Đại học Bách khoa), sử dụng bếp từ an toàn và tiết kiệm năng lượng hơn một số loại bếp khác. Loại bếp này dùng dòng Fucô để làm nóng trực tiếp nồi nấu, hiệu suất truyền nhiệt cao hơn bếp gas 40-50%, ít tổn thất nhiệt hơn bếp điện. Tuy nhiên, kỹ sư Ngọc nhấn mạnh, người dùng cần lưu ý một số điểm để sử dụng bếp từ hiệu quả.
Kiểm tra điện áp định mức của bếp
Một số loại bếp điện từ của nước ngoài được thiết kế điện áp 100V nên muốn sử dụng được ở điện áp 220V ở Việt Nam, người dùng phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn. Nguồn điện không ổn định, tăng và sụt áp thất thường dễ gây cháy hỏng các thiết bị điện, kể cả bếp điện từ.
Kiểm tra điện áp là bước đầu tiên khi chọn mua bếp từ.
Hiện nay, có nhiều loại loại bếp từ thương hiệu Việt sản xuất theo hình thức OEM đáp ứng được yêu cầu về điện áp. Đây là hình thức doanh nghiệp Việt đứng ra thuê doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, rồi gắn thương hiệu của mình lên và thực hiện các khâu bán hàng, hậu mãi... Chẳng hạn như bếp từ Chef's của Việt Nam nhưng được sản xuất tại châu Âu, do công ty Copreci ( Tây Ban Nha) và công ty E.G.O (Đức) đảm nhận.
Ông Nguyễn Song Tùng - Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị Gia dụng châu Âu cho biết, OEM là hình thức khá phổ biến gần đây. Việc đặt hàng với thiết kế mẫu mã và yêu cầu kỹ thuật từ các nhà sản xuất công nghệ cao giúp đảm bảo chất lượng bếp từ và phù hợp với các đặc thù riêng trong nước (điện áp, công suất... ). Ngoài ra, khi thuê sản xuất với số lượng lớn, giá thành bếp sẽ thấp hơn rất nhiều so với bếp nhập ngoại.
Lắp đặt đúng cách
Do sử dụng công suất điện cao, người dùng bếp từ nên dùng phích cắm chuyên dụng, dung lượng không dưới 15A, dây điện không được nhỏ hơn 2,5 mm vuông.
Nên lắp đặt bếp từ ở nơi bằng phẳng, chỉ nên lót một tờ giấy cứng dưới bếp. Không đặt bếp dưới thảm vải hoặc kim loại để tránh ngăn cản ống thoát khí, ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt. Vị trí đặt lưng bếp cách xa tường ít nhất 15cm, để cách xa các vật khác ít nhất 5cm. Bếp điện từ không để gần các nơi có lửa, có hơi nước, môi trường sử dụng bếp thường từ 10 độ đến 40 độ C.
Dùng loại nồi phù hợp
Bếp điện từ hoạt động theo cơ chế cảm ứng điện từ, do đó, chỉ khi nào đặt nồi inox hoặc sắt tráng men lên thì bếp mới nóng. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi làm từ vật liệu phi sắt từ tính như thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất... Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tận dụng các loại nồi này bằng cách lót một miếng sắt phẳng xuống dưới đáy nồi.
Bếp từ phù hợp với các loại nồi inox, sắt, sắt tráng men.
Khi nấu, cần đặt nồi trong phạm vi bếp hoạt động rồi mới bật nút "On" và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Dùng bếp xong, chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất, sau đó mới nhấn nút "Off". Tránh tăng nhiệt quá mức khi nồi không có thức ăn, nhằm tránh hiện tượng nồi biến dạng khi phải chịu nhiệt độ quá cao hoặc gây vỡ nứt mặt bếp. Không đặt những vật bằng kim loại như dao, nhôm, nắp vung, muỗng, thìa… lên mặt bếp vì chúng có khả năng biến nhiệt.
Bảo quản và vệ sinh bếp từ
Không nên sờ tay vào phạm vi đun của bếp để tránh bị bỏng. Nếu vừa nấu ăn xong thì nên rút dây nguồn, đợi bếp nguội, sau đó dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp. Không rửa bằng các hoá chất mạnh, dầu hoả, bàn chải sắt, dội nước trực tiếp…
Mặt kính bếp từ thường được chế tạo bởi các vật liệu chịu va đập và chịu nhiệt cao.
Các loại bếp từ có mặt kính cao cấp như kính Schott Ceran (Đức) dày tới 4mm, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt lên đến 1.000 độ C, chống sốc nhiệt. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên tránh để nước, thức ăn trào xuống mặt bếp và các va đập mạnh trên bề mặt bếp.
Nếu bếp xuất hiện vết nứt vỡ, lập tức tắt nguồn và mang tới trung tâm bảo hành. Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ bên trong, không nên tự tháo rời các linh kiện ra sửa chữa khi có sự cố.
Theo kỹ sư điện gia dụng Đỗ Đức Ngọc (Đại học Bách khoa), sử dụng bếp từ an toàn và tiết kiệm năng lượng hơn một số loại bếp khác. Loại bếp này dùng dòng Fucô để làm nóng trực tiếp nồi nấu, hiệu suất truyền nhiệt cao hơn bếp gas 40-50%, ít tổn thất nhiệt hơn bếp điện. Tuy nhiên, kỹ sư Ngọc nhấn mạnh, người dùng cần lưu ý một số điểm để sử dụng bếp từ hiệu quả.
Kiểm tra điện áp định mức của bếp
Một số loại bếp điện từ của nước ngoài được thiết kế điện áp 100V nên muốn sử dụng được ở điện áp 220V ở Việt Nam, người dùng phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn. Nguồn điện không ổn định, tăng và sụt áp thất thường dễ gây cháy hỏng các thiết bị điện, kể cả bếp điện từ.
Kiểm tra điện áp là bước đầu tiên khi chọn mua bếp từ.
Hiện nay, có nhiều loại loại bếp từ thương hiệu Việt sản xuất theo hình thức OEM đáp ứng được yêu cầu về điện áp. Đây là hình thức doanh nghiệp Việt đứng ra thuê doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, rồi gắn thương hiệu của mình lên và thực hiện các khâu bán hàng, hậu mãi... Chẳng hạn như bếp từ Chef's của Việt Nam nhưng được sản xuất tại châu Âu, do công ty Copreci ( Tây Ban Nha) và công ty E.G.O (Đức) đảm nhận.
Ông Nguyễn Song Tùng - Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị Gia dụng châu Âu cho biết, OEM là hình thức khá phổ biến gần đây. Việc đặt hàng với thiết kế mẫu mã và yêu cầu kỹ thuật từ các nhà sản xuất công nghệ cao giúp đảm bảo chất lượng bếp từ và phù hợp với các đặc thù riêng trong nước (điện áp, công suất... ). Ngoài ra, khi thuê sản xuất với số lượng lớn, giá thành bếp sẽ thấp hơn rất nhiều so với bếp nhập ngoại.
Lắp đặt đúng cách
Do sử dụng công suất điện cao, người dùng bếp từ nên dùng phích cắm chuyên dụng, dung lượng không dưới 15A, dây điện không được nhỏ hơn 2,5 mm vuông.
Nên lắp đặt bếp từ ở nơi bằng phẳng, chỉ nên lót một tờ giấy cứng dưới bếp. Không đặt bếp dưới thảm vải hoặc kim loại để tránh ngăn cản ống thoát khí, ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt. Vị trí đặt lưng bếp cách xa tường ít nhất 15cm, để cách xa các vật khác ít nhất 5cm. Bếp điện từ không để gần các nơi có lửa, có hơi nước, môi trường sử dụng bếp thường từ 10 độ đến 40 độ C.
Dùng loại nồi phù hợp
Bếp điện từ hoạt động theo cơ chế cảm ứng điện từ, do đó, chỉ khi nào đặt nồi inox hoặc sắt tráng men lên thì bếp mới nóng. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi làm từ vật liệu phi sắt từ tính như thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất... Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tận dụng các loại nồi này bằng cách lót một miếng sắt phẳng xuống dưới đáy nồi.
Bếp từ phù hợp với các loại nồi inox, sắt, sắt tráng men.
Khi nấu, cần đặt nồi trong phạm vi bếp hoạt động rồi mới bật nút "On" và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Dùng bếp xong, chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất, sau đó mới nhấn nút "Off". Tránh tăng nhiệt quá mức khi nồi không có thức ăn, nhằm tránh hiện tượng nồi biến dạng khi phải chịu nhiệt độ quá cao hoặc gây vỡ nứt mặt bếp. Không đặt những vật bằng kim loại như dao, nhôm, nắp vung, muỗng, thìa… lên mặt bếp vì chúng có khả năng biến nhiệt.
Bảo quản và vệ sinh bếp từ
Không nên sờ tay vào phạm vi đun của bếp để tránh bị bỏng. Nếu vừa nấu ăn xong thì nên rút dây nguồn, đợi bếp nguội, sau đó dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp. Không rửa bằng các hoá chất mạnh, dầu hoả, bàn chải sắt, dội nước trực tiếp…
Mặt kính bếp từ thường được chế tạo bởi các vật liệu chịu va đập và chịu nhiệt cao.
Các loại bếp từ có mặt kính cao cấp như kính Schott Ceran (Đức) dày tới 4mm, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt lên đến 1.000 độ C, chống sốc nhiệt. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên tránh để nước, thức ăn trào xuống mặt bếp và các va đập mạnh trên bề mặt bếp.
Nếu bếp xuất hiện vết nứt vỡ, lập tức tắt nguồn và mang tới trung tâm bảo hành. Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ bên trong, không nên tự tháo rời các linh kiện ra sửa chữa khi có sự cố.
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Những lưu ý khi dọn dẹp nhà cuối năm
Cuối năm thời điểm dọn dẹp, tân trang nhà cửa. Bạn cần lưu ý một số điều sau để mọi vật dụng sạch sẽ, thơm tho.
Xịt dung dịch tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt
Phương pháp này thích hợp khi bạn lau chùi một bề mặt quá dơ bẩn, đã lâu chưa “sờ” tới. Nhưng nếu mỗi ngày đều lau chùi thì việc xịt trực tiếp dung dịch tẩy rửa là không cần thiết. Nên xịt nước tẩy rửa vào khăn lau đa năng sợi microfiber để lau chùi, bạn sẽ tiết kiệm được dung dịch và giảm bớt độ ăn mòn của chất tẩy trên bề mặt vật dụng.
Lau chùi bằng tay trần
Dung dịch tẩy rửa dễ làm khô nứt da tay bạn. Nên sử dụng loại găng tay có lớp cotton bên trong để bảo vệ tay và khiến bạn thoải mái hơn trong công việc.
Lau qua loa nước bẩn trên thảm
Nếu bạn không làm sạch tận gốc các vết nước bẩn như nước tiểu của chó, mèo, rượu và cà phê thấm vào thảm trải sàn, ít lâu sau chúng có thể “tái xuất” trên thảm. Hãy thử phương pháp này: ngay khi phát hiện nước chảy xuống thảm, dùng ngay một chiếc khăn tắm khô để hút càng nhiều chất lỏng càng tốt.
Sau đó, xịt một ít soda hoặc nước lạnh vào và gột lại bằng một chiếc khăn khô khác. Lặp lại cho đến khi không còn một giọt nước và màu của chất lỏng thấm vào khăn. Nếu vết bẩn vẫn còn, xịt dung dịch tẩy vết ố và lặp lại quy trình trên.
Cất bàn chải ngay sau khi cọ rửa toilet
Nước ẩm tồn đọng sẽ phát sinh vi khuẩn, do đó, nên đợi bàn chải khô hẳn trước khi cất vào đế giữ bàn chải.
Quên vệ sinh miếng rửa chén
Thức ăn và vi khuẩn thường ẩn náu trong miếng rửa chén và việc giặt bằng nước không đủ sạch. Do đó, mỗi tuần hai lần, nên “tổng vệ sinh” cho miếng rửa chén bằng xà bông rồi phơi khô để diệt khuẩn. Bạn cũng có thể thấm ướt miếng rửa chén rồi đưa vào lò viba nấu trong hai phút.
Đặt muỗng cùng hướng trong máy rửa chén
Nên đặt tất cả nĩa chĩa lên để ngừa các răng nĩa bị bẻ cong. Với muỗng, không nên đặt muỗng cùng một hướng, chúng sẽ không được rửa sạch hoàn toàn. Hãy đặt một số muỗng úp xuống, một số muỗng ngửa lên. Tương tự với cách xếp để rửa dao.
Làm sạch thông minh
Đánh bóng bạc bằng kem đánh răng
Nên sử dụng loại kem đánh răng đơn giản, không chứa gel, không chứa phụ gia làm trắng. Loại kem này có thể tẩy những vết xỉn trên vật dụng bằng bạc mà không làm hư bề mặt. Làm ướt đồ vật bằng bạc, thoa một chút kem đánh răng lên, cọ nhẹ nhàng và xả lại, cuối cùng dùng vải mềm để đánh bóng.
Dùng nước giặt quần áo để rửa chén
Nếu hết nước rửa chén thình lình, một muỗng cà phê nước giặt hòa với ít nước nóng sẽ giúp bạn đánh tan các vết bẩn dầu mỡ trên chén. Để làm sạch nồi chảo sau khi nấu, đổ nước nóng cùng với một muỗng canh nước xả vải vào ngâm, sau đó cho nước giặt vào chà rửa. Rửa lại bằng nước thật kỹ để loại bỏ hết xà bông và mùi thơm.
Tẩy vết ố bằng oxy già 3%
Dung dịch oxy già luôn có sẵn trong tủ thuốc, có khả năng tẩy sạch các vết ố tương tự như thuốc tẩy màu an toàn, có thể thoa trực tiếp lên vải ướt, kể cả những loại vải tơ hoặc len. Chấm nhẹ nước oxy già lên vết ố, sau đó giặt sạch ngay với nước ấm.
Theo Văn Khánh - Khánh Mai - Phụ Nữ Onlin
Lưu ý để sử dụng túi sưởi, chăn điện an toàn trong mùa đông
Để chống chọi với cái lạnh của mùa đông, nhiều người tìm mua các loại túi sưởi, máy sưởi, chăn điện. Tuy nhiên không ít các trường hợp bị bỏng từ chính những vật dụng này.
Sử dụng các loại túi sưởi, chăn điện, máy sưởi… đều có thể gặp rủi ro
Theo Kỹ sư điện Lê Thế Cường, ĐH Bách khoa Hà Nội, phân tích thì các loại túi sưởi, chăn điện, máy sưởi… cũng như bất kỳ loại đồ điện nào đều có thể gây ra ra tai nạn cho người sử dụng nếu thiếu hiểu biết về nguyên lý sử dụng của nó.
Với thời tiết giá lạnh như hiện nay ở miền Bắc nước ta, nhiều gia đình đã trang bị cho mình các loại chăn điện, túi sưởi, gối điện… để có thể giữ ấm cho cơ thể. Thế nhưng, không ít người đã từng bị bỏng trong quá trình sử dụng.
Theo nguyên tắc cấu tạo của túi sưởi gồm có cực điện làm nóng trong môi trường nước muối loãng, có rơ le khống chế nhiệt ở khoảng 60-70 độ tuỳ loại sản phẩm. Cấu tạo của túi sưởi thường có bộ phận an toàn cách điện và lớp cách nhiệt là các lớp vải nhựa giữ nước bên trong giúp nhiệt tỏa ra sưởi ấm.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các loại túi sưởi ấm, do nhiều người bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết nên rất rễ gây ra bỏng hay nổ như vừa cắm túi sưởi điện vừa ôm, hoặc ôm lên người rồi rút điện nếu chẳng may túi dùng lâu bị hở, bục, rách… sẽ rất dễ gây chập điện.
Cũng có những loại túi do rơ-le nhiệt trục trặc không ngắt, làm túi sưởi đạt độ sôi cao hơn bình thường cũng có thể bị vỡ gây ra tai nạn.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các loại túi sưởi ấm, do nhiều người bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết nên rất rễ gây ra bỏng hay nổ như vừa cắm túi sưởi điện vừa ôm, hoặc ôm lên người rồi rút điện nếu chẳng may túi dùng lâu bị hở, bục, rách… sẽ rất dễ gây chập điện.
Cũng có những loại túi do rơ-le nhiệt trục trặc không ngắt, làm túi sưởi đạt độ sôi cao hơn bình thường cũng có thể bị vỡ gây ra tai nạn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi đang cắm điện, tuyệt đối không sử dụng túi hay ngồi gần hoặc đặt các vật khác lên túi.. Không nên cắm điện quá lâu, nếu thấy túi phồng hơn bình thường cần phải ngắt điện ngay, kỹ sư Cường phân tích.
Đặc biệt khi sử dụng các loại túi sưởi điện trong qua trình nạp điện cần để túi sưởi ở phía xa các trẻ nhỏ, và thường xuyên được kiểm tra rơ-le chịu nhiệt ngay trước khi rơ-le tự ngắt để đảm bảo an toàn tốt nhất khi sử dụng.
Chăn điện, thảm điện, gối điện… đều có ưu điểm là đưa hơi ấm trực tiếp đến cơ thể chứ không cần phải làm nóng cả không gian phòng nên tiết kiệm điện. Tuy nhiên các thiết bị này đều được thiết kế có dây điện trở ở trong để làm sưởi ấm cho cơ thể để tránh bị nhiễm lạnh.
Vì thế, các sản phẩm này cũng có thể gây nguy hiểm cho người dùng nếu sử dụng không đúng cách. Điều đáng nói là hầu hết các loại chăn điện trên thị trường hiện nay đều không có hướng dẫn sử dụng hoặc in tiếng nước ngoài nên người sử dụng thường dùng theo… cảm tính. Vì vậy chuyện bỏng do các vật dụng này rất dễ xảy ra.
Không ít các trường hợp bị bỏng từ chăn điện, túi sưởi do không biết dùng đúng cách. Ảnh minh họa
Tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng
Khi sử dụng các loại thiết bị này cần hết sức cảnh giác vì khi chúng ta đã sưởi ấm lúc chăn điện đã đủ nhiệt, mà thiết bị không tự cắt điện sẽ gây nguy hiểm. Các bác sĩ còn khuyến cáo, đối với những người mắc bệnh đường hô hấp, tim mạch, viêm họng mãn tính, hay bị bệnh ngoài da không nên dùng chăn điện sưởi.
Đối với phụ nữ mới sinh con, trẻ sơ sinh, do khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể rất kém, chăn điện khi sinh ra nhiệt độ khá cao sẽ khiến trẻ sơ sinh có khả năng bị mất nước dẫn tới sốt nóng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Phụ nữ có thai cũng không nên sử dụng chăn điện sưởi.
Nên trải chăn điện trên nệm cứng, dưới ga giường không trải trực tiếp trên bề mặt để nằm. Để làm nóng chăn, gối nên bật nấc cao nhất để chăn gối nhanh nóng, khi đã đủ ấm thì hạ xuống. Khi ngưng sử dụng, nên rút ra khỏi nguồn điện.
Nếu giặt chăn, gối điện không nên phơi trên dây để tránh bị gập. Ngoài ra, do dây điện trở bằng kim loại, dễ bị gẫy nên người tiêu dùng không nên trải chăn điện trên nệm mềm hoặc giường lò xo.
Không gập chăn, gối điện, túi sưởi thành nhiều nếp gấp vì có thể khiến dây điện bên trong bị hở, gây chập cháy.
Đối với những sản phẩm này tuyệt đối không cho trẻ con chạy nhảy, đùa nghịch bên trên hoặc lấy kim, dao kéo nhọn chọc vào vì dễ gây rò điện, rất nguy hiểm.
Không để trẻ đến gần nơi cắm điện túi sưởi hay chơi đùa nghịch với túi sưởi. Không dùng vật sắc nhọn vạch lên túi, không được để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi. Tránh gây bục túi dẫn đến bị rò dung dịch, rò điện.
Nếu túi đã bị rò rỉ tuyệt đối không được sử dụng, không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.
Theo Minh Tuyết - Trí thức trẻ
Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014
Tuyệt chiêu sắp xếp gọn gàng những món đồ trang điểm
Đồ mỹ phẩm không chiếm nhiều không gian như trang phục, nhưng nếu để lâu không dọn dẹp lại chúng hoặc biết cách sắp xếp đúng cách, chắc chắn bạn sẽ rối tung lên trong đống đồ lúc cần tìm. Chỉ cần tận dụng một vài dụng cụ trong nhà, bạn sẽ tạo ra được những ý tưởng sắp xếp đồ trang điểm thật gọn gàng, tiện lợi.
1. Khay đựng đồ trang điểm
Những khay đựng đồ trang điểm có thể dễ dàng mua tại những cửa hàng mỹ phẩm, đây cũng là món đồ mà các quý cô nên đầu tư bởi các loại khay đựng đồ trang điểm đều được phân ra làm các ngăn nhỏ, ngăn đựng son, đựng phấn hay đựng những dụng cụ trang điểm...rất tiện lợi trong việc cất giữ đồ trang điểm cũng như tiết kiệm thời gian cho các quý cô khi tìm kiếm bất cứ một món đồ nào.
2. Tận dụng những chiếc cốc
Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng những chiếc cốc không dùng đến để đựng các loại cọ trang điểm,lược chải tóc, các mỹ phẩm như mascara, bút kẻ mắt hoặc tăm bông tẩy trang...các quý cô cũng có thể trang trí cho chiếc cốc đựng đồ trang điểm của mình bằng những dải nơ nhỏ xinh thắt xung quanh hay bằng những viên đá nhỏ lấp lánh đặt trong chiếc cốc.
3. Tận dụng những chiếc hộp và lọ thủy tinh
Đừng vội vứt những chiếc hộp nhỏ hay lọ thủy tinh, bởi chúng là những công cụ tuyệt vời giúp bạn phân loại và sắp xếp gọn gàng những món đồ trang điểm. Hãy chia những đồ trang điểm thành các hạng mục khác nhau vào những hộp hay lọ thủy tinh. Các hạng mục cần được chia sao cho phù hợp nhất với việc sử dụng mỹ phẩm của bạn. Ví dụ như cọ để vào lọ thủy tinh, các loại phấn hay nước hoa sẽ để vào hộp...ngoài ra sử dụng những miếng giấy nhớ nhỏ để dán ngoài những hộp/lọ thủy tinh cũng sẽ giúp bạn có được một bộ sắp xếp khá đáng yêu và tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
4. Tự làm ống đựng son
Cán quý cô hoàn toàn có thể tự làm ống đựng son rất sành điệu có một không hai với những nguyên liệu cực kỳ đơn giản. Những ống đựng phim? Bạn có tin không? Hãy cùng theo dõi clip hướng dẫn dưới đây nhé!.
5. Sử dụng những hộp palette
Những hộp palette cũng giống như những hộp phấn mắt của bạn, chỉ khác là chúng "trống trơn" và có nhiều kích thước khác nhau từ to đến nhỏ. Nếu hộp phấn mắt, phấn má, hay bảng son của bạn bị vỡ, những khay màu bị bong ra ngoài thì những hộp palette là nơi rất tiện lợi để cất giữ chúng. Khi đi du lịch, bạn có thể cậy những khay màu mà bạn yêu thích ở hộp phấn má, phấn mắt hay son sau đó lắp vào 1 palette...và thế là bạn đã có một bộ mỹ phẩm trang điểm chỉ của riêng mình rồi.
6. Tận dụng những chiếc khay
Những chiếc khay không dùng tới cũng có thể trở thành vật dụng đựng đồ trang điểm khá hay ho, đối với những quý cô yêu thích nghệ thuật sắp đặt thì những chiếc khay chính là bước nền cho những ý tưởng sắp xếp của bạn.
Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014
10 mẹo tuyệt hay với máy sấy tóc
Máy sấy tóc phát huy tác dụng rất tốt trong những tình huống cần phải làm sạch, làm khô, hoặc dọn dẹp. Máy sấy tóc vô cùng "đa năng", vì ngoài việc hong khô tóc, nó còn có 10 công dụng tuyệt vời sau đây:
1. Làm khô sơn móng tay
2. Khi không đeo vừa mắt kính mới mua, hãy lấy máy sấy hong bên gọng kính, bạn sẽ đeo dễ dàng hơn
3. Làm mất vết sáp màu bám trên tường: Dùng máy sấy hơ nhẹ ở vết sáp, bạn sẽ dễ dàng lau đi và tẩy sạch
4. Nếu mặt kính bị mờ đi vì hơi nước, dùng máy sấy tóc để làm biến mất những vệt mờ đó nhé
5. Rã đông thực phẩm.
Nếu bạn cần thực phẩm được rã đông nhanh chóng, hãy dùng máy sấy
6. Khử mùi, khử ẩm cho giày
7. Làm mất bụi bẩn ở những vật dụng có nhiều chi tiết:
Những vật dụng nhiều chi tiết thường rất mất thời gian khi lau. Muốn làm sạch bụi bẩn, chỉ cần dùng máy sấy là xong
8. Dùng máy sấy tóc để làm tan chảy vết nến bám trên mặt gỗ, vết nến sẽ dễ lau chùi hơn
9. Muốn gỡ bỏ sticker (miếng dán) ở bất kì bề mặt nào, hãy sấy xung quanh miếng sticker đó, keo sẽ tự tróc ra
10. Quần áo vô tình bị ướt, muốn làm khô nhanh chóng chỉ cần dùng máy sấy
Theo Web Trẻ thơ
Mẹo rửa mọi loại rau sạch và đúng cách
Rau chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Rau ăn lá
- Với rau lá to như cải, xà lách...: thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.
- Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng...: phải rửa nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 – 2 nước nữa. Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít, cho 1 thìa muối, rồi ngâm trong vòng 5 phút. Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất.
Rau ăn quả
- Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột...: Khi mua về, rửa sạchtừng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy. Còn nếu các loại rau quả cần ăn ngay thì nên rửa sạch dưới dòng nước rồi ngâm nước muối. Tuy nhiên, tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ
- Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào...: Nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa:
Có nhiều loại rau ăn hoa như hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển...: Chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Những sai lầm khi rửa rau:
Rửa rau 3 nước là sạch: Sai. Cách rửa đó không thể loại bỏ đất, rác ký sinh trùng và các hợp chất hóa học trong thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật...mà mắt thường không thể nhìn thấy
Rau gia vị chỉ cần rửa qua: Sai vì vì nhiều nơi trồng rau gia vị còn bẩn hơn cả rau thường. Họ có thể tưới phân tươi nên nguy cơ nhiễm ký sinh rất cao.
Chần rau qua nước ấm rồi nấu cho an toàn: Sai vì cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)