Còn ở Việt Nam, theo Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Bộ Công an thống kê thì trong năm 2014 có tổng cộng 2.357 vụ cháy, trong đó 2.000 vụ cháy xảy ra tại các cơ sở nhà dân, phương tiện giao thông. Thiệt hại về tài sản ước tính hơn 1.300 tỷ đồng, trong đó có 31 vụ cháy lớn, gây thiệt hại hơn 900 tỷ đồng.
Gây ra thiệt hại lớn nhưng ít khi mọi người chú ý đến việc phòng cháy chữa cháy tại nhà cho đến khi chúng xảy ra. Bắt đầu ngay từ hôm nay, bằng cách chú ý từng thói quen nhỏ là bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ lớn cho cả gia đình.
1. Đặt các thiết bị điện tử quá gần nhau
Khi trong cùng một không gian nhỏ có quá nhiều thiết bị điện, chúng sẽ không có đủ không gian để tản nhiệt. Tất cả các thiết bị gia dụng lớn như TV, tủ lạnh, máy giặt,...nên được cắm trực tiếp vào ổ cắm trên tường thay vì sử dụng bộ chia ổ điện.
2. Làm việc khác khi đang nấu bếp
Nấu ăn (chủ yếu là lơ đễnh khi nấu ăn) đến nay là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra hỏa hoạn. |
Nấu ăn (chủ yếu là lơ đễnh khi nấu ăn) đến nay là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra hỏa hoạn. Các chuyên gia cho biết chỉ mất một vài giây sơ sểnh là khu bếp có thể bị bắt lửa. Các món chiên là rủi ro nhất. Đặc biệt, những ngày lễ tết thì các vụ hỏa hoạn do nấu bếp lại gia tăng.
3. Cắm nhiều thiết bị chung ổ chia điện
Kết nối ổ điện quá tải có thể gây đoản mạch rồi dẫn đến hỏa hoạn |
Kết nối ổ điện quá tải có thể gây đoản mạch rồi dẫn đến hỏa hoạn. Các ổ chia điện chỉ nên được sử dụng như một giải pháp tạm thời chứ không nên sử dụng liên tục. Nếu số lượng thiết bị điện gia dụng gia tăng, gia đình nên cân nhắc lắp đặt thêm ổ điện quanh nhà.
4. Sử dụng dây điện, ổ điện bị hỏng
Sử dụng dây điện bị hở hay ổ điện đã bị chảy ngoài dẫn đến nguy cơ bị điện giật cũng như tăng nguy cơ gây cháy nếu nhiệt từ dây điện tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy.
Bạn nên thay ngay các đường dây điện đã bị hở (dù đã sử dụng băng dính điện), ổ điện bị hỏng càng sớm càng tốt. Hầu hết các đám cháy gia đình đều bắt đầu từ một tia lửa nhỏ và trong vòng chưa đầy 30 giây, ngọn lửa có thể vượt ra khỏi ngoài tầm kiểm soát của bạn và biến thành một đám cháy lớn.
5. Không rút các thiết bị điện khi đi vắng
Bạn không bao giờ nên rời nhà đi vắng, đặc biệt là khi đi xa dài ngày, mà không rút hết các thiết bị điện. Chập cháy xảy ra do các nguyên nhân khách quan, lúc này không được dập lửa kịp thời, có thể biến thành hung thần và thiêu rụi cả ngôi nhà của bạn. Tủ lạnh có thể là trường hợp ngoại lệ duy nhất vì thiết kế bảng mạch điện của chúng khá an toàn và khó có thể gây ra hỏa hoạn.
6. Không vệ sinh máy giặt/máy sấy thường xuyên
Ở Mỹ, 2.900 vụ cháy do máy sấy và máy giặt quần áo xảy ra mỗi năm và gây ra tổng thiệt hại khoảng 35 triệu đô. 34% những đám cháy đó gây ra bởi chủ nhà không vệ sinh máy sấy/máy giặt.
Những xơ vải kẹt ở các bộ lọc, khoảng trống, các lỗ thông hơi có thể bắt lửa từ sức nóng của chế độ sấy. Do đó, làm sạch máy giặt thường xuyên để tăng tuổi thọ của máy cũng như phòng tránh cháy nổ.
7. Không chú ý khi đốt vàng mã
Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều vụ hỏa hoạn đã xảy ra bởi tro do đốt vàng mã bay tứ tung vào các món đồ nội thất trong nhà |
Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều vụ hỏa hoạn đã xảy ra bởi tro do đốt vàng mã bay tứ tung vào các món đồ nội thất trong nhà. Ngoài ra, sơ sểnh khi đốt nến cũng khiến gia đình có nguy cơ bị thiêu rụi bởi bà hỏa.
Những chú chó, chú mèo có thể chạy vút qua và làm đổ nến từ trên bàn xuống ghế da, xuống thảm và khiến lửa bùng lên nhanh chóng. Do đó, luôn chú ý kĩ khi thắp nến trong nhà cũng như thổi tắt khi bạn rời khỏi phòng.
8. Thắp nến mà không để ý
Rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra mà nguyên nhân là do thắp nến mà không để ý. Chính vì thế, tất cả mọi người phải chú ý khi thắp nến trong nhà để tránh các tai nạn thương tâm nhé.
9. Nổ bình ga
Khi sử dụng bếp ga xong bạn phải khóa chặt bình ga để tránh tình trạng phát nổ gây hỏa hoạn.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317