Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Sử dụng máy đo huyết áp đúng cách

 Ngày trước, khi công nghệ điện tử chưa phát triển, việc đo và theo dõi huyết áp chỉ được thực hiện ở bệnh viện và các cơ sở y tế với những người làm chuyên môn ngành y. Dụng cụ đo huyết áp ban đầu là các huyết áp kế cột thủy ngân. Dần dần, do các huyết áp kế dạng cột thủy ngân hơi cồng kềnh, không cơ động nên các huyết áp kế đồng hồ ra đời. Các loại huyết áp kế này lúc đầu thì chính xác nhưng khi sử dụng nhiều các lò xo bị giãn nên có sai số.

Sự ra đời của các loại huyết áp kế điện tử thực sự là một bước tiến mới cho việc theo dõi và điều trị các bệnh cao huyết áp và tim mạch tại gia đình và cho mỗi cá nhân, trong khi bệnh nhân cao huyết áp đang là một căn bệnh của thời đại và số tử vong do cao huyết áp, tim mạch và các biến chứng của nó đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số nước trên thế giới. Với huyết áp kế điện tử, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân có thể theo dõi huyết áp của mình theo yêu cầu của bác sĩ, biết phòng ngừa hay điều trị cấp thời những cơn cao huyết áp có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, như chúng tôi biết, loại huyết áp kế này chỉ sử dụng cho từng cá nhân, không nên sử dụng cho một tập thể nhiều người và khi đo cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều hướng dẫn của nhà sản xuất mới mong có kết quả chính xác được.

Sử dụng máy đo huyết áp đúng cách

Sử dụng máy đo huyết áp đúng cách
Máy đo huyết áp bắp tay điện
tử tự động PolyGreen KP-7670

Trước khi sử dụng, đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Đưa máy đo huyết áp đến bác sĩ gia đình của bạn nhờ thử, hướng dẫn cách đo và chỉnh những sai số so với phương pháp đo huyết áp truyền thống do bác sĩ trực tiếp thực hiện.

Trước khi đo huyết áp, bệnh nhân nên nằm nghỉ trong một môi trường yên tĩnh với thời gian từ 10 - 15 phút. Khi đo, huyết áp kế luôn luôn được đặt ngang ngực với tầm của trái tim và sử dụng tay trái. Những bệnh nhân có bất thường về huyết áp ở hai tay phải và trái như trong bệnh hẹp eo động mạch chủ ngực hay bệnh hẹp động mạch chủ từng đoạn Takayasu thì không nên sử dụng loại huyết áp kế này, mà nên đến đo ở một cơ sở y tế. Chỗ đánh dấu có Micro nhỏ phải đặt đúng vị trí của đường đi động mạch như: động mạch cánh tay ở khuỷu, động mạch quay ở cổ tay. Trong thời gian đo, tay bệnh nhân phải thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay nâng lên hạ xuống.


Máy đo huyết áp cổ tay điện tử tự động PolyGreen KP-6241

Trong khi đó, nếu máy đo huyết áp báo lỗi hay huyết áp bị nghi ngờ là không chính xác chỉ được đo lại sau 15 phút. Khi có những bất thường về huyết áp, nên gọi điện thoại cho bác sĩ gia đình hay bác sĩ quen của bạn để được tư vấn. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp, nhất là các loại thuốc hạ huyết áp có tác dụng nhanh như: Nefidipin dạng ngậm, đặc biệt là việc nhỏ 3 giọt vào lưỡi như một số nhân viên y tế thường làm - một sai lầm rất hay gặp đối với rất nhiều bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim mạch. Việc hạ huyết áp quá nhanh có thể gây đột tử ở những bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim hay có thiểu năng tuần hoàn não.

Do vậy, khi mua máy đo huyết áp điện tử, chúng ta cần xác định mục đích sử dụng máy đo huyết áp dùng cho cá nhân hay trong các phòng khám bệnh. Vì nếu chỉ dùng cho cá nhân thì chỉ sử dụng loại máy đo huyết áp ở cổ tay, bắp tay là được. Các loại máy này có ưu điểm là dễ sử dụng.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Cách để bình nóng lạnh luôn tiết kiệm điện

 Vào mùa đông hay những ngày se se lạnh thì nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh sẽ nhiều hơn. Vì vậy, sử dụng bình nóng lạnh như thế nào để luôn tiết kiệm điện đang được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách sử dụng bình nóng lạnh luôn tiết kiệm điện vào mùa đông, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Chọn dung tích bình nóng lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng

Khi chọn mua bình nóng lạnh thì việc lựa chọn dung tích của bình như thế nào cho phù hợp với nhu cầu là điều rất quan trọng, vì điều đó ảnh hưởng đến công suất sử dụng và khả năng tiêu hao điện năng. Nếu chọn bình nóng lạnh có dung tích càng lớn thì càng tiêu hao nhiều điện năng tiêu thụ, ví dụ như gia đình có 4 người và 2 phòng tắm thì nên lắp loại bình 20 lít là vừa đủ.

2. Chọn bình nóng lạnh của các tương hiệu có uy tín, chất lượng

Bên cạnh lựa chọn dung tích bình nóng lạnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình thì nên mua bình nóng lạnh của thương hiệu có uy tín, chất lượng. Bởi vì, sản phẩm của các thương hiệu uy tín, chất lượng được áp dụng nhiều công nghệ ngày hiện đại tiên tiến như Ariston, Ferroli, Panasonic... có khả năng tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Không nên vì thích giá rẻ mà mua những hàng trôi nổi, thương hiệu không uy tín vừa tốn kém chi phí, tiêu hao nhiều điện năng mà còn tiền ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm.

3. Không nên bật bình nóng lạnh suốt 24/24 giờ

Ngắt điện khi đã đun nóng và trước khi sử dụng.

Ngắt điện bình nóng lạnh khi đã đun nóng và trước khi sử dụng.

Trong quá trình sử dụng, nhiều người dùng có thói quen hay cắm điện cho bình nóng lạnh suốt 24/24 giờ để đỡ tốn thời gian. Nhưng cắm điện suốt ngày như vậy cho bình nóng lạnh là không nên vì sẽ rất nguy hiểm, dễ gây ra rò rỉ điện do hoạt động quá tải và còn tiêu tốn rất nhiều điện năng. Cách tốt nhất không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn hạn chế tai nạn xảy ra là nên đun đủ nước nóng và ngắt điện trước khi sử dụng, với bình loại vừa thường thời gian đun trong khoảng 15 – 20 phút là được.

4. Thường xuyên kiểm tra và bảo trì bình nóng lạnh

Ngoài việc sử dụng bình nóng lạnh đúng cách để giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ an toàn cho bạn, thì bạn cũng nên thường xuyên bảo trì, kiểm tra bình nóng lạnh. Bạn có thể kiểm tra bình nóng lạnh bằng cách dùng đơn giản là dùng bút thử điện để thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước, từ đó giúp phát hiện sự cố sớm để giải quyết kịp thời, tiết kiệm chi phí và hạn chế xảy ra tai nạn nguy hiểm.

Cách xử lý sàn gỗ bị phồng do ngập nước

 Sàn gỗ là một vật liệu rất kỵ nước và thường sẽ bị phồng rộp, cong vênh nếu bị ngấm nước. Vậy cần phải xử lý như thế nào?

Trong suốt thời gian sử dụng sàn gỗ, bạn không thể nào tránh khỏi việc làm đổ nước xuống sàn cho dù rất cẩn thận. Đặc biệt là trong mùa mưa bão, trình trạng mưa to kéo dài thường xuyên gây ra ngập úng. Sau mỗi đợt như thế, bạn cần biết cách xử lý sàn gỗ bị phồng, nếu không thì sẽ phải chịu nhiều tổn hao về kinh tế khi phải thay lại toàn bộ sàn nhà của mình đấy.

Sàn gỗ ngập nước mùa mưa bão.
Sàn gỗ ngập nước mùa mưa bão.

Tùy vào từng loại sàn gỗ khác nhau mà mức độ hư hại sẽ khác nhau và cách xử lý cũng không giống nhau. Cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục tình trạng sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp bị ngấm nước nhé.

 Cách xử lý sàn gỗ tự nhiên bị phồng rộp do ngấm nước

Gỗ tự nhiên thường có chất lượng tốt, độ bền cao nhưng vẫn không thể tránh khỏi trình trạng phồng rộp do ngấm nước, đặc biệt là khi bị ngâm nước bẩn trong mùa mưa do tình trạng ngập úng ở những vùng đất trũng.

Sàn gỗ tự nhiên có chất lượng bền đẹp hơn.
Sàn gỗ tự nhiên có chất lượng bền đẹp hơn.

Khi làm đổ nước lên sàn gỗ và để nó thấm vào bên trong thì bạn cần tiến hành xử lý ngay bằng các biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại. Trước tiên, bạn cần loại bỏ sạch lớp nước trên bề mặt sàn gỗ bằng cách dùng giẻ mềm thấm hết nước. Tránh việc dùng giẻ cứng, khô và ráp để lau vì như thế sẽ làm trầy xước bề mặt sàn gỗ tự nhiên của bạn. Sau khi đã hút hết nước và làm khô bề mặt sàn thì bước tiếp theo là bạn cần xử lý lượng nước đã ngấm xuống bên dưới bằng cách dùng quạt điện thổi cho đến khi nước dưới sàn bốc hơi hết.

Dùng giẻ mềm lau khô hết nước trên bề mặt sàn gỗ.

Dùng giẻ mềm lau khô hết nước trên bề mặt sàn gỗ.

Tuy nhiên, nếu sàn gỗ bị ngâm nước quá lâu và ngấm quá nhiều nước như trong các đợt mưa bão ngập lụt chẳng hạn thì cách xử lý sàn gỗ bị phồng lại càng khó khăn hơn. Gỗ tự nhiên thông thường sẽ bị phồng do ngậm nước nhưng khi nước bốc hơi hết thì nó sẽ lại trở về trạng thái ban đầu. Việc ngậm quá nhiều nước khiến cho sàn gỗ tự nhiên bị phồng vì đã giãn nở quá giới hạn có thể. Để xử lý, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Tiến hành di chuyển các loại đồ đạc trong nhà ra ngoài rồi tháo một bên thanh nẹp gỗ ở sát tường, chọn thanh nẹp dọc theo chiều dài của các miếng gỗ.
  • Bước tiếp theo trong cách xử lý sàn gỗ bị phồng là dùng quạt điện thổi để nước dần bốc hơi hết. Cứ thổi như thế đều đặn trong khoảng 5 – 7 ngày, khi sàn gỗ hoàn toàn khô thì nó sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
  • Sau khi sàn gỗ đã khô và bình thường trở lại thì bạn lắp lại các đoạn nẹp gỗ đã tháo nhé. Trừ những trường hợp chất lượng sàn gỗ kém, tình trạng ngấm nước quá nặng thì khó có thể khắc phục được. Khi ấy, bạn chỉ có hai sự lựa chọn là tiếp tục sử dụng tiếp hoặc thay thế những chỗ phồng rộp bằng lớp sàn gỗ mới.

Để hạn chế tối đa tình trạng cong, vênh, phồng rộp thì khi lắp đặt sàn gỗ, bạn nên chừa ra một khoảng trống nhỏ ở gần chân tường (khoảng 10 – 12mm) để sàn gỗ có không gian giãn nở khi bị ngấm nước nhé.

Xử lý sàn gỗ bị phồng do ngập nước đối với sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo 4 lớp với độ giãn nở khác nhau nên thường có chất lượng kém và khả năng chịu nước thấp hơn rất nhiều so với sàn gỗ tự nhiên. Hơn nữa, khi bị ngấm nước, loại sàn gỗ này cũng khó được hong khô hơn vì cả mặt trên và mặt dưới của nó đều bị phủ kín nên nước chỉ có thể thoát ra ngoài từ hai bên cạnh các miếng gỗ.

Sàn gỗ công nghiệp.

Sàn gỗ công nghiệp.

Chính vì thế, nếu sàn gỗ công nghiệp bị ngấm nước trong thời gian ngắn thì bạn còn có cơ hội tháo rời các miếng gỗ để lau và hong khô, nhưng nếu bị ngập úng quá lâu trong mùa mưa bão thì bạn khó có thể xử lý và đưa nó trở lại tình trạng bình thường được mà phải thay mới hoàn toàn.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều loại sàn công nghiệp có chất lượng và khả năng chịu nước tốt. Khi ấy, bạn có thể tiến hành cách xử lý khi sàn gỗ bị phồng tương tự như cách xử lý đối với sàn gỗ tự nhiên nhé. Theo đó, bạn chỉ cần hút hết nước trên bề mặt, sau đó tháo rời các miếng gỗ để hong khô rồi lắp lại và tiếp tục sử dụng như bình thường.

Tháo rời các miễng gỗ ra để hong khô.

Tháo rời các miễng gỗ ra để hong khô.

Lưu ý khi xử lý sàn gỗ bị ngập nước

  • Ngay khi phát hiện sàn gỗ bị ngập và ngấm nước thì bạn cần làm khô bề mặt rồi tháo dỡ các miếng gỗ ra càng sớm càng tốt. Trong trường hợp ngập nước do mưa bão thì bạn tiến hành ngay sau khi nước rút.
  • Chỉ sử dụng quạt hay điều hòa để hong khô sàn gỗ, tuyệt đối không được sấy, đặc biệt là sấy ở nhiệt độ cao và cũng không được phơi nắng.
  • Nếu tình trạng giãn nở và phồng rộp quá nặng thì bạn không nên tự ý xử lý mà nên liên hệ với đơn vị thi công để họ hỗ trợ xử lý ngay bằng nghiệp vụ chuyên nghiệp.

Liên hệ đơn vị thi công để xử lý ngay.

Liên hệ đơn vị thi công để xử lý ngay.

Trên đây là cách xử lý sàn gỗ bị phồng do ngấm nước trong mùa mưa bão đối với cả sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Hy vọng với hướng dẫn này, bạn đã biết cách ứng phó để bảo vệ tài sản của gia đình mình.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Lưu ý khi sử dụng phanh đĩa xe máy

 Phanh đĩa giúp lực phanh lớn hơn và hiệu quả hơn nếu sử dụng đúng cách. Ngược lại, nếu không sử dụng đúng cách, loại phanh đắt tiền này còn có thể là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

Hiện nay đa số các loại xe ga, xe côn tay, xe thể thao đều được trang bị phanh đĩa (còn gọi là phanh dầu) nhờ những ưu điểm về quãng đường phanh ngắn hơn, có thể tích hợp hệ thống chống bó cứng ABS. Các loại xe phổ biến như Honda SH, Honda PCX, hay Honda Winner 150 mới ra mắt, Yamaha Exciter 150...đều sử dụng phanh đĩa.

Lưu ý khi sử dụng phanh đĩa xe máy

Phanh đĩa hiệu quả hơn nếu sử dụng đúng cách.

Phanh đĩa hiệu quả hơn nếu sử dụng đúng cách.

Sở dĩ phanh đĩa ngày càng phổ biến bởi loại phanh này có ưu điểm rất lớn là tạo lực phanh lớn nhờ ma sát của má phanh và đĩa phanh thông qua lực dẫn động của dầu phanh. Lực phanh được dẫn động từ tay phanh đến dầu phanh và tiếp đến là piston đẩy má phanh ép vào đĩa. Khi người lái nhả tay phanh, dầu phanh sẽ rút trở lại về bình chứa và pison sẽ di chuyển ngược lại để không còn lực ép lên má phanh, gây hiện tượng bó cứng phanh.

Tuy nhiên, không phải lái xe nào cũng biết cách sử dụng phanh đĩa, nhất là chị em phụ nữ, dẫn đến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Theo một số chuyên gia lái xe an toàn, bên cạnh việc tuân thủ đầy đủ các yếu tố về an toàn khi điều khiển xe, từ tầm quan sát, khoảng cách, tín hiệu xe... thì người lái xe máy có phanh đĩa cần bóp phanh sau trước rồi mới bóp phanh đĩa thường ở phía trước.

Khi bóp phanh đĩa trước, người lái không được bóp cứng phanh để tránh hiện tượng phanh bị bó cứng (trừ trường hợp có hệ thống ABS) hoặc xe bị thay đổi đột ngột tốc độ, lực quán tính sẽ khiến người lái khó giữ thăng bằng, tiềm ẩn nguy ơ gây tai nạn nghiêm trọng. Tương tự, người lái cũng không bóp phanh bằng cả bàn tay vì lúc đó lực phanh sẽ quá mạnh.

Cách tốt nhất lúc này là người điều khiển cần bóp phanh bằng 2 ngón tay để kiểm soát lực phanh phù hợp, đồng thời bóp phanh theo kiểu nhấp nhả để tay lái không bị khóa cứng, người lái dễ diều khiển xe theo hướng mong muốn.

Những sai lầm khi sử dụng xe máy

 Chạy ngay sau khi nổ máy, chỉ bóp phanh trước hay xăng về vạch E vẫn có thể chạy tiếp khiến xe nhanh hỏng và mất an toàn cho người dùng.

Xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, hầu hết người trưởng thành đều có thể đi xe máy. Tại các thành phố lớn, số lượng phương tiện này tăng cao nhanh chóng, bình quân mỗi người một xe. Tuy nhiên hầu hết đi xe máy theo thói quen mà không biết cách đi an toàn và bảo dưỡng xe để giữ độ bền.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến của người Việt khi đi xe máy.

 Chạy ngay sau khi nổ máy  sai lầm khi sử dụng xe máy

Nhiều người thường vặn ga chạy ngay sau khi vừa ấn nút đề nổ.
Nhiều người thường vặn ga chạy ngay sau khi vừa ấn nút đề nổ.

Do vội vã hoặc không có thói quen chờ đợi, nhiều người vặn ga chạy ngay sau khi vừa ấn nút đề nổ. Cách làm này không tốt cho động cơ. Khi đề nổ động cơ sẽ kêu to một chút rồi mới lịm xuống nổ đều đặn, tức là vòng tua máy rồ lên cao một khoảng thời gian rồi mới về mức ổn định.

Người lái nên đợi khoảng 30 giây cho xe ổn định, lúc này dầu nhớt được bơm lên đầy đủ bôi trơn các chi tiết. Nhiệt độ động cơ lên cao giúp máy ấm dần, nhất là trong mùa đông, các bộ phận giãn nở đều sẽ kín kẽ nhờ vậy vận hành mượt mà êm ái.

Khi mới khởi động cũng không nên chạy rồ ga mà chạy từ từ, ga vừa phải để chắc chắn mọi thứ ổn định mới tiếp tục chạy nhanh.

 Xăng về E vẫn đi được  sai lầm khi sử dụng xe máy

Vạch xăng về vị trí E tức mức đỏ tuy vẫn đi được nhưng quãng đường không nhiều.
Vạch xăng về vị trí E tức mức đỏ tuy vẫn đi được nhưng quãng đường không nhiều.

Vạch xăng về vị trí E tức mức đỏ tuy vẫn đi được, vì lúc này trong bình còn dự trữ, nhưng quãng đường không nhiều. Nếu chạy xe sắp hết xăng, bạn sẽ không thể biết khi nào xe hết, nguy cơ phải dừng xe giữa đường là rất cao.

Về kỹ thuật, chuyên gia cho biết khi bình cạn xăng, không khí có thể xâm nhập vào gây gỉ thành bình xăng, cặn lắng đọng sẽ tắc ống dẫn. Bơm xăng ngập trong bình xăng nên được làm mát, vì thế khi không có xăng có thể dẫn tới cháy bơm xăng.

 Bảo dưỡng tức là thay dầu sai lầm khi sử dụng xe máy

Trong quan niệm của nhiều người, bảo dưỡng xe thường xuyên tức là thay dầu định kỳ.

Trong quan niệm của nhiều người, bảo dưỡng xe thường xuyên tức là thay dầu định kỳ.

Trong quan niệm của nhiều người, bảo dưỡng xe thường xuyên tức là thay dầu định kỳ. Thực tế thay dầu ảnh hưởng đến chất lượng động cơ nhưng để vận hành ổn định an toàn còn rất nhiều chi tiết cần kiểm tra trên xe như áp suất lốp (non hay căng), dầu phanh với phanh đĩa, má phanh trên phanh đùm, độ đàn hồi phanh có tốt, giảm xóc..

Ngoài ra những chi tiết như lọc gió, kim phun, bugi cũng cần kiểm tra, vệ sinh nhưng khoảng cách dài hơn so với thay dầu. Nếu những chi tiết này bị bẩn có thể khiến xe bị chết máy khi đang chạy.

Chỉ bóp phanh trước sai lầm khi sử dụng xe máy

 Hầu hết phụ nữ đều từng ít nhất một lần ngã khi đi Lead vì phanh gấp.
Hầu hết phụ nữ đều từng ít nhất một lần ngã khi đi Lead vì phanh gấp.

Đây là sai lầm của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Với những xe có đầu nặng như Honda Lead, nếu chỉ bóp phanh trước (phanh bên phải) sẽ khiến xe mất cân bằng và người lái bị ngã. Hầu hết phụ nữ đều từng ít nhất một lần ngã khi đi Lead vì phanh gấp.

Để an toàn, phải bóp cả hai phanh với lực phanh trước bằng khoảng 70% so với lực phanh sau. Chỉ sử dụng phanh trước hoặc sau đều không cho kết quả tối ưu.

 Lốp không săm là không cần bơm hơi  sai lầm khi sử dụng xe máy

Có rất nhiều người cho rằng lốp không săm là không cần bơm hơi.
Có rất nhiều người cho rằng lốp không săm là không cần bơm hơi.

Lốp không săm là cách kết cấu lốp mà bên trong tráng các lớp màng để giữ không khí không lọt ra ngoài qua lốp cũng như mối tiếp xúc giữa lốp và vành. Thực chất công nghệ lốp này giúp giữ lượng không khí mà không cần săm. Do đó, xe vẫn phải bơm lốp như xe chạy săm thông thường.

Chỉ đi ở số 4  sai lầm khi sử dụng xe máy

Có nhiều người thường vào ngay số 3 hoặc số 4 rồi giữ số cả ngày.

Có nhiều người thường vào ngay số 3 hoặc số 4 rồi giữ số cả ngày.

Với nhiều người, đây là thói quen cố hữu khi sử dụng xe số. Họ thường vào ngay số 3 hoặc số 4 rồi giữ số cả ngày. Có thể do tay lái yếu vào số tuần tự số 1 hoặc 2, nếu không quen hoặc không làm chủ được tay ga, dẫn đến xe bị giật khó kiểm soát.

Đi không đúng số, đặc biệt lại để ở số cao, khiến côn nhanh mòn hoặc bị cháy vì sức kéo giảm. Hơi xi-lanh và đầu bò bị gõ vì động cơ phải hoạt động quá tải. Mặt khác gây tốn xăng.

Bộ đề xe máy và hư hỏng thường gặp

 Bộ đề xe máy và hư hỏng thường gặp

Cần bảo dưỡng củ đề đi kèm với bảo dưỡng xe định kỳ

Bộ đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm nhiệm chức năng khởi động và nâng cao tính tiện nghi của xe. Đối với một số dòng xe hiện nay như Honda Lead, SCR,… bộ phận duy nhất để khởi động động cơ là bộ đề.

Thông thường bộ đề đi theo xe rất ít khi xảy ra hỏng hóc, có độ bền khá cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, không kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thì rất có thể vào một ngày nào đó bạn sẽ phải trả giá cho điều đó. Biết và hiểu các dấu hiệu dưới đây của một bộ đề bất thường sẽ giúp bạn xác định thời gian cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế sớm. Lưu ý là, các dấu hiệu hư hỏng dưới đây đã loại trừ vấn đề về bình ắc-quy và máy phát điện.

Mòn chổi than

Trong bất kỳ động cơ điện thông dụng nào cũng cần có chổi than và bộ đề xe máy cũng không là ngoại lệ. Khi chổi than mòn nhiều, không được bảo dưỡng, làm sạch định kỳ, phần mạt do chổi than sinh ra sẽ bám vào phần nam châm vĩnh cửu được dán cố định vào vỏ bộ đề (stato).

Bộ đề xe máy và hư hỏng thường gặp

Củ đề quá bẩn gây kẹt hoặc phá hủy nam châm

Phần mạt này ngày càng nhiều, khe hở giữa bề mặt rô-to và stato sẽ giảm dần, tới khi nào khoảng cách này đủ nhỏ và lượng mạt đủ nhiều sẽ gây ra kẹt, làm bong nam châm của stato gây hỏng đề. Trường hợp khác, chổi than quá mòn, lớp mạt bám nhiều trên cổ góp sẽ gây ra hiện tượng chập chờn khi sử dụng.

Hỏng rơ-le

Rơ-le có nhiệm vụ hút nhả để vành răng đề ăn khớp vào vành răng khởi động của động cơ. Dấu hiệu của rơ-le hoạt động không tốt là bạn sẽ nghe tiếng tanh tách liên tục khi tiến hành ấn đề. Lý do là, nguồn cấp cho cuộn hút là không ổn định khi đi qua rơ-le gây nên hiện tượng hút nhả liên tục. Điều này có thể dẫn đến trượt đề, vỡ răng và làm ảnh hưởng tới chất lượng của củ đề. Khi có hiện tượng trên cần đưa xe tới hiệu để kiểm tra, thay thế.

Vả đề

Khi đề, không những máy không nổ mà còn có hiện tượng va đập bánh răng bất thường ở phía động cơ, nghe rất chói tai. Đó chính là hiện tượng vả đề. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là IC đánh lửa không đúng thời điểm hoặc đặt cam sai sau khi tiến hành đại tu. Cụ thể là, thời điểm đánh lửa quá sớm, đánh lửa trước thời điểm đánh lửa sớm của động cơ gây nên hiện tượng nổ ngược (chiều quay của mô-tơ đề ngược với chiều quay của động cơ), dễ dẫn đến mẻ răng, vỡ răng, biến dạng răng đề hoặc phá hủy bộ đề. Cần đưa tới hiệu uy tín để tiến hành kiểm tra và điều chỉnh ngay khi có hiện tượng trên.

Bộ đề xe máy và hư hỏng thường gặp

Chổi than có thể bị kẹt cứng nếu không bảo dưỡng định kỳ

Han gỉ mối nối

Các mối nối từ đầu ra bình ắc-quy và đầu vào bộ đề là nơi dễ xảy ra han, gỉ do ôxi hóa gây tiếp xúc kém, dòng điện cung cấp cho bộ đề nhỏ không đủ để củ đề tạo ra mô men quay lớn để khởi động động cơ. Hầu hết các dạng kẹp, hoặc ốc bắt các đầu nối này không phải bằng đồng hoặc nhôm nên nhanh bị han, gỉ sét ảnh hưởng đến chất lượng dòng điện khởi động. Nên thường xuyên kiểm tra và làm sạch các mối nối này để đảm bảo tính tiếp xúc tốt.

Bảo dưỡng củ đề thường xuyên và định kỳ (tiến hành kèm theo khi bảo dưỡng xe) không những giúp duy trì khả năng làm việc tốt và tăng tuổi thọ của nó mà còn tiết kiệm chi phí không đáng có khi xảy ra hư hỏng.


Mẹo khởi động xe máy trong ngày giá lạnh

 Nhiệt độ miền Bắc hạ rất thấp, ngoài cảm giác lạnh thì nhiều người đi xe máy cũng đau đầu với việc khó khởi động xe. Tình trạng này có thể gặp ở xe ga và xe số đã sử dụng lâu.

Những ngày trời lạnh, nhiên liệu bay hơi kém hơn những ngày trời nắng. Do đó, hỗn hợp không khí và nhiên liệu lâm vào tình trạng "nghèo xăng", dẫn đến tỷ lệ căn chỉnh tại bộ chế hòa khí ảnh hưởng trực tiếp đến việc khởi động xe khi thời tiết lạnh.​

Trời lạnh, hơi ẩm đọng trong thành động cơ gây hiện tượng khó nổ.

Trời lạnh, hơi ẩm đọng trong thành động cơ gây hiện tượng khó nổ.

Ngoài ra, có thể do độ ẩm cao khiến cho không khí trong động cơ đọng thành các hạt nước li ti ở khu vực chế hòa khí cũng như ống truyền nhiên liệu. Do đó, có một phần không khí bị thiếu hụt nên gây khó nổ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào, khó nổ cũng do các bộ phận ở chế hòa khí hay nhiên liệu mà bạn cần chú đến đèn pha hoặc đèn xi nhan. Bởi có trường hợp đèn phía trước vẫn sáng cho nên động cơ phải "gánh" thêm bộ phận này nên khó nổ.

Chăm sóc xe về mùa đông

Để khắc phục tình trạng này, ngay từ đầu mùa đông, người sử dụng xe cần phải lưu ý đến việc vệ sinh các bộ phận cũng như bảo dưỡng định kỳ đảm bảo chất lượng.

Trong đó đáng chú ý nhất là vệ sinh ở bộ phận bu-gi cũng như bộ chế hòa khí. Quá trình vệ sinh này không chỉ giúp chúng hoạt động linh hoạt hơn mà còn giảm tiêu hao nhiên liệu đáng kể, giúp tiết kiệm xăng so với bu-gi bẩn.

Trên thị trường hiện nay có hai loại acqui, acqui nước và acqui khô. Xe mới thường được trang bị acqui nước. Thông thường, sau một vài tháng mực nước axit trong acqui sẽ giảm đi. Chính điều này làm giảm khả năng cung cấp điện của acqui và là một trong những nguyên nhân chính khiến máy khó nổ. Khi mực nước axit bị hụt, hãy bổ sung cho đầy.

Cách nổ máy xe khi trời lạnh

Xe ga vài ngày không đi cần đạp nguội một vài lần trước khi đề máy.

Xe ga vài ngày không đi cần đạp nguội một vài lần trước khi đề máy.

Với xe ga, trước khi đề hãy bật khóa điện và vặn tay ga một chút. Việc làm này sẽ giúp cho xăng cũng như không khí sẽ đi vào được ống dẫn nhiên liệu, xuống buồng đốt. Không vít ga lúc bấm đề bởi như vậy càng làm cho không khí và xăng bị loãng hơn.

Còn với xe số, trước khi đề, bạn cần mở khóa điện và đạp không 5-6 lần. Làm như vậy sẽ giúp nhiên liệu, dầu và không khí đi vào được các bộ phận. Khi xe đã nổ được, tuyệt đối không vít ga để đi ngay. Bạn nên dừng 30 giây -1 phút từ từ vít ga rồi đợi xe nổ ổn định. Khi máy đã nóng, bạn mới vào số và vít ga để đi.

Trong trường hợp khởi động bằng nút đề mà máy không nổ thì nên chờ khoảng 10 giây rồi mới khởi động lại. Việc này sẽ giữ cho tuổi thọ ắc quy trong chiếc xe của bạn được lâu dài hơn. Khi động cơ đã nổ, từ từ giữ ga cho đến khi máy nóng và tiếng nổ ổn định.

Dù bạn vội cũng đừng nên đề liên tục, bạn phải dùng chân đạp nhiều lần, thậm chí xe số đã lâu không đi sẽ phải đạp từ 5-10 phút mới giúp động cơ và nhiên liệu phối hợp nhịp nhàng, ổn định.

Cách xử lý kính lái xe hơi bị mờ khi trời nồm

 Chênh lệch nhiệt độ bên trong và ngoài xe, cùng với độ ẩm không khí cao dẫn đến kính ôtô bị mờ. Một số cách đơn giản nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.

Hạ kính xe giúp cân bằng nhiệt độ xử lý kính lái xe hơi bị mờ khi trời nồm

Hạ kính xuống là cách đơn giản nhất và không tốn nhiên liệu khi giúp cân bằng nhiệt độ trong và ngoài xe, tránh bị đọng nước. Trong trường hợp trời không mưa và không quá lạnh, có thể hạ kính khoảng 10cm. Nếu như lái xe trong trời mưa bạn có thể hạ kính đủ một khe hở nhỏ chừng 3cm, hoặc chọn một cách khắc phục khác.

Hạ kính xe giúp cân bằng nhiệt độ

Bật quạt gió với chế độ lấy gió ngoài xử lý kính lái xe hơi bị mờ khi trời nồm

Bật quạt gió và để chế độ lấy gió ngoài cũng giúp việc cân bằng nhiệt độ trong và ngoài xe, tránh hiện tượng đọng nước trên kính. Cách thức này nên thực hiện khi kính mới bắt đầu có dấu hiệu bị mờ, hoặc hơi nước chưa bám trên mặt kính chắn gió hay kính hậu.

Sử dụng hệ thống điều hòa xử lý kính lái xe hơi bị mờ khi trời nồm

Lựa chọn chế độ đường gió thổi lên kính chắn gió có trên hệ thống điều hòa, điều chỉnh cấp gió và nhiệt độ hợp lí bởi nếu để quá lạnh, rất dễ khiến kính bị đọng nước ở bên ngoài.

Không nên dùng điều hòa với nhiệt độ nóng để làm khô hơi nước trên kính bởi tình trạng ngưng tụ hơi nước trên kính chắn gió là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài xe.

Hệ thống sấy kính xử lý kính lái xe hơi bị mờ khi trời nồm

Hệ thống sấy kính trước và kính hậu trang bị phổ biến trên các dòng xe hiện nay. Nút bấm hệ thống sưởi kính chắn gió trước và sau thường được bố trí trên bảng điều khiển trung tâm, gần với hệ thống điều hòa, với kí hiệu riêng biệt và khi kích hoạt sẽ có đèn báo bật sáng.

Hệ thống sấy kính

Hệ thống sấy kính tự động xử lý kính lái xe hơi bị mờ khi trời nồm

Thông thường, ở các mẫu xe có hệ thống điều hòa tự động, tính năng sấy kính sẽ tự động bật và tắt sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu hệ thống sấy kính không tự tắt, người sử dụng có thể tắt chức năng này sau khi kính xe đã hết hơi nước để tối ưu hóa nhiên liệu và hệ thống điều hòa.

Cách xử lý các sự cố thường gặp ở quạt phun sương

 Khi hoạt động trong thời gian dài thì bất cứ sản phẩm điện nào cũng sẽ có lúc trục trặc, tuy nhiên bạn không nên quá lo ngại bởi quạt phun sương có cấu tạo không hề phức tạp và bạn hoàn toàn có thể tự mình xử lý trong những trường hợp sau.

Cũng như những loại quạt cây thông thường, quạt phun sương cũng gặp những sự cố khi sử dụng, đặc điểm tạo hơi sương ẩm khiến quạt phun sương dễ bám bụi ẩm và làm tắc nghẽn ống dẫn nước, vòi phun... Việc sử dụng nước làm mát cũng cần sự cẩn trọng, không nên di chuyển quạt mạnh trong khi đang vận hành vì có thể làm trào nước gây chập điện, hỏng thiết bị.

Quạt phun sương có cấu tạo không khác nhiều so với quạt cây.
Quạt phun sương có cấu tạo không khác nhiều so với quạt cây.

Cấu tạo của quạt phun sương trên thị trường thường bao gồm các bộ phận: khoang chứa nước, đường ống dẫn hơi nước, vòi phun sương tiết diện nhỏ, máng phun, cánh quạt, lồng quạt, bộ phận động cơ điện, bảng điều khiển điện tử, điều khiển từ xa.

Cách xử lý các sự cố thường gặp ở quạt phun sương

Lỗi thường gặp ở quạt phun sương
Lỗi thường gặp ở quạt phun sương

Hiện tại trên thị trường, phần lớn quạt phun sương có nguồn gốc từ Trung Quốc, với rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ và mức giá giao động khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo hơn về chất lượng, độ bền lâu và độ an toàn khi sử dụng thì người dùng nên lựa chọn những thương hiệu lớn, có uy tín và mua quạt ở những cửa hàng lớn để tránh mua phải hàng tồn làm giảm chất lượng sản phẩm, mau trục chặc, hỏng hóc và có tuổi thọ không cao.

Nguyên lý hoạt động của máy làm mát không khí

 Máy làm mát là một trang thiết bị chuyên dùng làm mát không khí bằng việc hấp thụ sự bay hơi của nước. Dựa trên nguyên lý làm mát bằng hơi nước, làm cho khu vực cần làm mát sẽ giảm nhanh từ 3-7 độ C trong quá trình làm mát.

1. Giới thiệu về máy làm mát không khí

  • Hoạt động dựa trên nguyên lý hoàn toàn tự nhiên, không chế độ phun sương nên không ảnh hưởng đến thiết bị điện tử và không gây hại đến sức khỏe con người.
  • Máy làm mát không khí là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn những khi thời tiết hanh khô, nóng bức giống như mùa hè hoặc hơi nóng trong các khu chế xuất công nghiệp, nhà xưởng và tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ chưa từng có.
  • Có thể sử dụng ở nhiều nơi như: nhà xưởng công nghiệp, trung tâm mua sắm, siêu thị, nhà ở, phòng ngủ, nhà hàng tiệc cưới, quán cafe...

Máy làm mát không khí là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn những khi thời tiết hanh khô
Máy làm mát không khí là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn những khi thời tiết hanh khô.

2. Cấu tạo và phân loại máy làm mát không khí

Cấu tạo của máy làm mát gồm:

  • Hệ thống tấm làm mát cooling pad
  • Hệ thống bơm phân phối nước.
  • Hệ thống quạt hút hướng trục tạo sự di chuyển từ tấm làm mát cooling pad đến nơi cần làm mát.

Phân loại:

  • Máy làm mát gia đình: chuyên làm mát các khu vực trong gia đình như phòng khách, phòng ngủ, gian bếp hoặc ngoài trời... với diện tích <50m2 thì thiết bị sẽ phát huy được tốt nhất. Đồng thời là dòng sản phẩm tiết kiệm đến 90% điện năng và giảm đến 85% chi phí đầu tư sửa chữa thiết bị.
  • Máy làm mát nhà xưởng: là dòng sản phẩm chuyên làm mát các khu vực trong nhà xưởng công nghiệp, hoặc những nơi có phạm vi làm mát >50m2 như: khu công nghiệp nhà xưởng, hội nghị tiệc cưới, quán cafe cỡ lớn... Đây là loại thiết bị tiết kiệm đến 85% năng lượng điện và giảm đến 80% chi phí đầu tư sửa chữa thiết bị.

Chi tiết máy làm mát không khí.

Chi tiết máy làm mát không khí.

Tấm làm mát Cooling Pad.
Tấm làm mát Cooling Pad.

3. Nguyên lý hoạt động của máy làm mát không khí

Nguyên lý máy làm mát không khí

Nguyên lý máy làm mát không khí.

  • Máy bơm đưa nước làm ướt đều giàn lạnh được gọi laf tấm làm mát Cooling pad.
  • Tại đây, nước sẽ bay hơi để làm mát không khí, lưu lượng bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ và phạm vi làm mát rộng hay nhỏ.
  • Máy bơm nước thiết kế tuần hoàn, sau khi làm ướt giàn lạnh nước sẽ chảy xuống bể chứa và tiếp tục được bơm lên trên.
  • Quạt hút không khí nóng đi qua giàn lạnh, thổi ra làn hơi mát không khí.
  • Quạt hút máy làm mát cho máy sẽ tạo gió thổi không khí mát đi xa hơn.
  • Tốc độ làm má phụ thuộc vào tốc độ quạt hút, diện tích làm mát và nhiệt độ môi trường.

Hướng dẫn cách vệ sinh máy làm mát không khí gia đình

 Để máy làm mát luôn họat động ổn định và làm mát hiệu quả thì chúng ta phải thường xuyên vệ sinh theo định kỳ. Dưới đây là hướng dẫn các bước bảo quản và vệ sinh máy làm mát khi sử dụng.

Nên vệ sinh máy làm mát gia đình theo định kỳ.

Nên vệ sinh máy làm mát gia đình theo định kỳ.

Việc làm vệ sinh máy nên làm đình kỳ và tùy vào môi trường nếu như gia đình thì khoảng 1 tháng làm 1 lần hoặc những khu vực nhiều bụi bẩn thì khi có dấu hiệu có bụi bám vào tấm cooling pad là chúng ta làm vệ sinh.

Các bước vệ sinh máy làm mát không khí cho gia đình:

  • Bước 1: Dùng khăn vải thấm ướt lau sạch xung quanh máy.
  • Bước 2: Lấy vòi nước xịt nhẹ vào những tấm cooling pad, nếu không có vòi nước thì lấy nước dội nhẹ vào những tấm cooling pad làm mát để những bụi bẩn trên tấm giấy sẽ trôi xuống dưới thùng chứa nước.
  • Bước 3: Xả hết nước trong thùng với chốt giữ nước đằng sau máy để những bụi bẩn sẽ chảy ra ngoài. (Xả 2-3 lần).

Như vậy là đã xong các bước vệ sinh đơn giản máy làm mát rồi!


Lưu ý khi đi xe máy trời mưa phùn

 Ở miền Bắc, những cơn mưa phùn luôn là trở ngại của những người đi xe máy. Vậy đi xe máy như thế nào để an toàn trong thời tiết này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm đi xe máy trời mưa

Ở miền Bắc, những cơn mưa phùn thường kéo dài khiến những con đường rất bẩn, trơn và luôn gây trở ngại cho người đi xe máy.

Tâm lý khi trời mưa ai cũng muốn đi nhanh để khỏi bị ướt và bẩn. Do đó tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra va chạm khi trời mưa thường tăng cao. Để tránh những tai nạn đáng tiếc, người lái cần cho xe đi chậm và chú ý quan sát trước khi chuyển hướng như bật xi nhan, nhìn qua gương hay quan sát trực tiếp.

Trời mưa phùn nên đi chậm, ngồi đúng tư thế và phanh sớm hơn.

Trời mưa phùn nên đi chậm, ngồi đúng tư thế và phanh sớm hơn

số loại áo mưa lại là một trong những nguyên nhân gây cản trở tầm nhìn và trực tiếp gây tai nạn. Các chuyên gia khuyến cáo, người lái xe nên mặc áo mưa rời (hay còn gọi là áo mưa bộ) giúp điều khiển xe dễ dàng và quan trọng nhất là tầm quan sát không bị hạn chế.

Tư thế ngồi cũng rất quan trọng khi điều khiển xe máy. Do phản xạ khi gặp trời mưa, nhiều “tay nài” thường hay co chân lên bửng máy hay thậm chí còn đưa cả hai chân lên giá để đồ để tránh cho khỏi bị bắn làm bẩn giầy dép. Tuy nhiên, chính tư thế ngồi này rất không an toàn vì khiến người lái thăng bằng kém và đồng thời khi gặp tình huống bất ngờ sẽ không kịp đưa chân xuống bàn đạp phanh.

Trời mưa phùn nên đường rất trơn, khoảng cách phanh cho đến khi xe dừng hẳn sẽ tăng lên mà người lái không căn được. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người lái nên phanh xe sớm hơn. Phanh sớm sẽ giúp tránh những pha phanh gấp và tránh bị trượt bánh.

Đối với xe ga, nên hạn chế bóp phanh trước. Vì trên xe scooter, thường trang bị phanh đĩa trước. Vì đường trơn, nếu chỉ dùng phanh trước thì sẽ rất nguy hiểm, dễ ngã. Do đó. người lái nên sử dụng phanh cả hai bên hoặc chỉ bóp phanh bên trái.