Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Nguy cơ bỏng cao vì bất cẩn khi sử dụng túi sưởi

Túi sưởi là sản phẩm được nhiều người sử dụng để sưởi ấm trong mùa đông. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể gây nguy hiểm nếu người dùng bất cẩn.

Nghe dự báo thời tiết là sắp có đợt rét đậm, mấy hôm nay chị Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) đã đi nhiều cửa hàng để chọn mua túi sưởi. Chị cho biết, mẹ chồng chị tuổi cao không chịu được lạnh, chị cũng có 2 con nhỏ nên nên cứ đến mùa đông là phải mua các thiết bị sưởi ấm để trang bị cho mọi người. Những năm trước, chị cũng đã mua cho gia đình nhiều thiết bị sưởi ấm như đèn sưởi, chăn điện… Năm nay, chị muốn dùng thử túi sưởi vì nhỏ gọn, tiện dụng dễ mang theo người.
Tìm hiểu qua một số cửa hàng mới thấy thị trường túi sưởi đa dạng lắm, loại đắt cũng có mà rẻ cũng nhiều. Tuy nhiên, do nghe báo đài thông tin nhiều vụ bỏng do túi sưởi nên tôi quyết mua loại đắt một chút mà an toàn, còn hơn ham rẻ rồi cuối cùng đưa nhau vào viện”, chị nói.
Nguy cơ bỏng cao vì bất cẩn khi sử dụng túi sưởi
Túi sưởi tiềm ẩn nguy cơ nổ, bục khiến người sử dụng bị bỏng
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay thị trường túi sưởi đang bắt đầu nhộn nhịp với nhiều sản phẩm, mẫu mã khác nhau. Túi sưởi do các hãng Việt Nam sản xuất thường được làm bằng chất liệu nhựa chịu nhiệt, trước khi đưa ra thị trường thì phải trải qua các khâu kiểm định chất lượng và chứng nhận an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, thị trường còn có một số loại túi sưởi có xuất xứ từ Trung Quốc thường được làm từ các chất liệu như bông, cotton, nhựa mỏng nên rất dễ bị bục, vỡ túi.
Theo kỹ sư điện Anh Tuấn, thiết kế của túi sưởi thường gồm 2 bộ phận chính là một túi đựng đầy chất lỏng (thường là nước, muối và hóa chất) có khả năng tích nhiệt cao và một bộ phận gia nhiệt. Bộ phận gia nhiệt có một rơle nhiệt độ để tự động ngắt mạch điện khi chất lỏng trong túi đạt nhiệt độ chừng 70 độ C. 
Bên trong túi tuyệt đối không được cho không khí đi vào vì nếu trong túi có không khí, khi sạc điện nhiệt độ tăng lên khiến áp suất tăng dễ dẫn đến nguy cơ nổ, bục túi sưởi. Chính vì thế nên trên mặt túi thường có một nút nhựa để xả khí, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Theo anh Tuấn, bất kể sản phẩm nào dùng điện, trong đó có túi sưởi, đều có thể xảy ra sự cố nếu người dùng bất cẩn và không tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc ham rẻ mua các sản phẩm không đảm bảo chất lượng. 
Trong quá trình sử dụng túi sưởi, không ít người vừa cắm điện vừa ôm hoặc ôm lên người rồi mới rút điện. Đây là việc làm rất nguy hiểm bởi nếu chẳng may túi dùng lâu bị hở, bục, rách dễ gây chập điện, khiến người ôm túi sưởi bị giật.
Nhiều trường hợp rơ le nhiệt trong túi sưởi trục trặc không ngắt, làm túi sưởi đạt độ sôi lâu cũng có thể bị vỡ. Có trường hợp túi sưởi do cắm lâu quá, nước giãn nở, đầy bọt khí… trong khi túi không thể giãn nở to hơn nên bục.
Nguy hiểm khó lường
Năm 2011, ở Tuyên Quang, túi sưởi đang sạc phát nổ đã khiến một bé gái bị bỏng 15%, trong đó 3% bỏng sâu độ III, IV tại vùng bẹn, mông và gần bộ phận sinh dục. Năm 2013, trong một đợt rét đậm, BV Xanh Pôn (Hà Nội) đã tiếp nhận 3 trường hợp bị bỏng do túi sưởi. Các bệnh nhân đều bị bỏng do túi sưởi bị bục, vỡ, dung dịch trong túi đổ vào người. Trong đó, đáng chú ý là một bệnh nhân cao tuổi bị bỏng tới 40% phần bụng.
BS Văn Giàu khuyến cáo, khi nổ, các dung dịch bên trong túi sưởi như nước muối và hoá chất sẽ bắn ra gây bỏng cho những người ở gần đó. Chính vì vậy, mọi người không nên ham rẻ mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thay vào đó, nên chọn mua những sản phẩm chính hãng và thường xuyên kiểm tra định kỳ.
"Túi sưởi tiềm ẩn nguy cơ bục, nổ rất cao nên phải đặc biệt thận khi sử dụng. Nên thường xuyên kiểm tra rơ le nhiệt bởi nếu rơ le nhiệt bị hỏng thì sẽ làm gia tăng nguy cơ bục, nổ. Khi sạc điện, tốt nhất là để túi thật xa chỗ đứng của trẻ em, khi túi đủ nóng thì người dùng nên chủ động ngắt điện, không chờ rơ le tự ngắt", bác sĩ nói.
Túi sưởi có độ bền cơ học không cao, tuyệt đối không nằm đè, giẫm đạp lên sản phẩm. Khi thấy những dấu hiệu bất thường như túi biến dạng, xây xước thì cũng cần ngưng sử dụng ngay.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Bạn cần làm gì khi trộm vào nhà?

Cảnh sát hình sự đưa ra lời khuyên khi trộm dùng dao khống chế, yêu cầu giao nộp tài sản thì bạn phải ứng phó ra sao hay làm gì để hạn chế kẻ gian đột nhập vào nhà...

Chống ẩm mốc cho nhà đúng cách và triệt để

Trong điều kiện môi trường, khí hậu đặc thù của Việt Nam, nhà của bạn không thể tránh khỏi việc bị ẩm mốc nếu bạn chưa có cách phòng chống đúng cách.

1. Nguyên nhân gây ẩm mốc:
- Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.

- Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường.

- Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện công trình. 

- Do điều kiện thời tiết nồm, độ ẩm cao khiến nhà bạn bị hiện tượng "chảy mồ hôi" dẫn đến việc ẩm mốc cho nhà. Cụ thể là trong các ngôi nhà có nền men, kính đều bị ướt và trơn trượt, quần áo giặt rất lâu khô, chăn màn khi sờ vào đều có cảm giác dính ướt. Nếu trời ẩm hơn nữa, các bức tường sơn cũng ướt nhẫy, cầu thang đá granito sẽ trơn trượt, rất dễ bị ngã.



2. Hướng khắc phục cho từng trường hợp cụ thể

- Chống ẩm cho nền nhà: 

Lúc dự định làm nhà, từ bề mặt sàn, bạn nên bảo thợ đào sâu xuống khoảng 15 cm, rải đá răm lên, dùng xi măng trát phẳng, để khô. Sau đó, bạn vẩy lên mặt sàn 1 lớp nhựa đường, rồi phủ lên một lớp giấy dầu. Làm như vậy nhiều lần. Chờ cho nhựa đường kết dính các tấm giấy dầu lại, bạn hãy trát xi măng hoặc lát đá hoa lên. Cách này sẽ ngăn không cho sàn nhà bị ẩm.

Một phương pháp hiệu quả khác để chống nồm là dùng các giải pháp cấu tạo thích hợp để giải quyết kỹ yêu cầu cách nhiệt nhằm nâng nhiệt độ mặt sàn cao hơn nhiệt độ điểm sương của không khí một cách nhanh chóng, tức thời, đồng thời cách lượng nước được mao dẫn từ lòng đất lên, thoát được nước ngưng tụ trong kết cấu sàn. Có thể tham khảo một số giải pháp như sau:

Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp cát khô dày 200 - 300 mm, có thêm lớp bi tum cao su, xi măng - cát vàng cách nước ngưng tụ, do đó kết cấu sàn có khả năng chống nồm hiệu quả hơn.

Mặt sàn bằng bê tông lưới thép mặt granito 400 x 400 x 20 mm. Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt có γ = 700 - 900 kg/m3; λ = 0,15 - 0,19 kcal/m.h.0C, dày 100 mm.

Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật có γ = 715kg/m3; độ rỗng > 48%; kích thước 300 x 200 x 105 mm; cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên bằng lớp xi măng - cát vàng, mác > 75, dày 400 mm và lớp bi tum cao su.

- Chống ẩm cho đồ dùng trong nhà: 

Cách chống ẩm đơn giản nhất cho đồ gia dụng là sử dụng liên tục, đồ điện tử khi sử dụng sẽ phát nhiệt và không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong không khí. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng trong thời điểm quá ẩm thấp, dẫn dễ gây chập mạch điện. Hoặc bạn có thể để chúng trong chế độ standby, phương pháp này phù hợp với các sản phẩm điện tử gia dụng phổ biến như tivi, dàn máy, các đầu đĩa bởi kích thước lớn và có chế độ standby.

Không gian trong nhà bị mưa tạt, tường thấm gây ẩm thấp có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoạt động của các đồ dùng, nhất là đồ điện, điện tử. Hiện trên thị trường có một số loại thiết bị hút ẩm, phổ biến nhất là tủ hút ẩm. Đây là loại tủ sử dụng điện 220 - 240 V, có thể tích từ 20 - 500 lít do Đài Loan và Trung Quốc sản xuất. Thiết bị này có ưu điểm lớn là luôn giữ được độ ẩm ổn định trong tủ, rất thích hợp cho bảo quản đồ điện tử.

Tủ hút ẩm dạng này có thiết bị sấy tự động ở bên trong theo nguyên lý van đóng mở 2 chiều. Khi bật điện thì bộ phận làm khô sẽ đóng 2 van thông với bên trong tủ, tạm thời không cho không khí trong tủ vào bộ phận làm khô. Đồng thời các van này cũng mở cửa thông giữa bộ phận làm khô và bên ngoài để đẩy không khí ẩm ra ngoài.
Không khí ẩm trong bộ phận làm khô được đẩy ra ngoài bởi những hạt chống ẩm (làm bằng hóa chất đặc biệt an toàn cho nguồn điện) được sấy khô. Sau khi những hạt chống ẩm đã khô, hai van đổi chiều của bộ phận làm khô sẽ mở thông với bên trong tủ và đóng kín với bên ngoài. Không khí ẩm trong tủ sẽ được hấp thụ bởi các hạt chống ẩm. Toàn bộ quá trình được điều khiển tự động bởi bộ nhớ và IC thời gian... 

- Chống ẩm mốc cho tường: 

Khi tường bị ẩm mốc, bạn có thể áp dụng biện pháp cắt nước mạch hồ vữa chân tường, các bước xử lý tuần tự thực hiện như sau: Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng, đây là loại vữa có tính năng độc đáo, nó có thể phát triển ninh kết trong các mao dẫn, các khe hở nhỏ, nhờ sự kích hoạt của nước, hay hơi ẩm. Sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, tạo nên một loại vữa có cường độ mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được. 

Loại vữa hỗn hợp trên được trát trực tiếp lên bề mặt tưòng gạch, nhằm loại bỏ hoàn toàn những chỗ rỗng do thiếu vữa, nó đảm bảo rằng bề mặt đã bược phủ kín, có độ dầy khoảng 0,5cm. 

Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng (công nghệ phát triển mạng tinh thể), nhằm củng cố và đảm bảo rằng: độ bền của hạng mục xử lý là vĩnh cửu.

Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Phòng tránh những tai nạn đáng sợ nhất trong nhà bếp

Bếp là trái tim của ngôi nhà nhưng cũng là nơi chứa rất nhiều thiết bị có thể gây nguy hiểm, từ dao kéo đến bình gas, máy xay, lò vi sóng.

Dưới đây là một vài lời khuyên từ những chuyên gia an toàn của Consumer Reports giúp bạn tránh những tai nạn nhà bếp.
Cháy do bếp nấu
Cháy liên quan đến các thiết bị nhà bếp chiếm 2/5 các vụ cháy tại các gia đình Mỹ. Trong đó chủ yếu do người nấu bỏ quên, hoặc do mỡ, dầu, hóa chất bén lửa.
phong-tranh-nhung-tai-nan-dang-so-nhat-trong-nha-bep
Bếp nấu là nguyên nhân lớn nhất gây racác tai nạn nhà bếp -Ảnh: graytvinc
Để tránh hỏa hoạn ghé thăm, các chuyên gia khuyên:
- Luôn có mặt trong bếp khi bạn chiên, rán, nướng.
- Nếu bạn ninh hầm, hoặc nướng bánh nên có mặt ở nhà và thường xuyên kiểm tra món ăn, nên đặt đồng hồ báo thức để nhắc nhở.
- Hãy để tất cả các món đồ bắt lửa, ví dụ khăn, giấy gói thức ăn, cái bắc nồi thật xa khu vực bếp nấu.
- Luôn giữ một cái nắp gần đó để dập tắt những đám cháy nhỏ.
- Nếu đám cháy bắt nguồn từ bếp, ngay lập tức tắt bếp.
- Nếu không thể kiểm soát ngọn lửa, hãy ra khỏi nhà và gọi cứu hỏa.
- Luôn có một bình chữa cháy nhỏ trong bếp.
Chấn thương do dao cắt
Dao cùn nguy hiểm hơn dao sắc bởi nó đòi hỏi người sử dụng phải tốn nhiều sức lực khi dùng. Vì mòn nên dao dễ trượt khỏi thực phẩm và cắt vào ngón tay bạn. Để tránh các tai nạn và chấn thương do dao, bạn cần lưu ý:
- Luôn giữ dao sắc.
- Dùng thớt không có bề mặt nào trơn và nên lót một chiếc khăn ẩm dưới thớt để ngăn nó di chuyển.
- Khi cắt, đưa dao ra phía ngoài, dùng tay nắm chắc thực phẩm.
- Nên cất dao trong các ống đựng dao kéo, đừng để trong ngăn kéo bởi để ở đây, bạn dễ bị chấn thương khi lấy dao.
Đồ dùng nhà bếp bị vỡ
Những tai ấm, tai nồi, cán chảo nóng có thể gây bỏng. Đôi khi đồ bằng thủy tinh vỡ cũng gây thương tích. Dưới đây là những điều bạn không nên làm để tránh thương tật từ đồ dùng nhà bếp:
- Không bỏ đĩa, bát từ ngăn đá vào thẳng lò vi sóng hoặc ngược lại (để tránh tình trạng đồ dùng bị vỡ do thay đổi nhiệt đột ngột).
- Không đặt đĩa, tô đựng thức ăn trực tiếp lên bếp hoặc lò nướng.
- Không đặt một cái đĩa, tô nóng lên bề mặt lạnh và ẩm ướt.
- Hãy vứt bỏ đĩa bát đã bị sứt mẻ hoặc nứt.
Bỏng khi sử dụng lò vi sóng
Bạn cần chú ý:
- Cẩn thận khi tháo lớp bọc thực phẩm, nắp đậy sau khi lấy ra khỏi lò vi sóng. Hơi nước có thể thoát ra và gây bỏng khó chịu.
- Thực phẩm có thể không được làm nóng đồng đều trong lò vi sóng vì thế hãy cần thận khi sờ hay nếm thử.
- Sau khi lò dừng quay, hãy để thức ăn nguội bớt 1-2 phút trước khi lấy ra khỏi lò.
- Không nấu nước trong lò vi sóng. Nước quá nóng có thể trào ra và gây ra những tai nạn đáng tiếc.
Tai nạn do máy xay
Mỗi năm có hơn 9.600 người bị thương liên quan đến máy xay. Để ngăn ngừa tai nạn và thương tích, bạn cần lưu ý:
- Không bao giờ cho tay vào bên trong, đặc biệt khi máy xay được cắm điện. Phần lớn máy xay không có khoá an toàn, vì vậy bạn có thể chấn thương nếu vô tình trượt tay qua.
- Bạn có thể làm sạch lưỡi dao mà không cần chạm vào chúng: đổ vào máy xay một chén thuốc tẩy và nước nóng, rồi cho nó quay nhanh trong một phút. Rút phích cắm điện, rửa sạch máy xay.


9 mẹo cực hữu ích để chống trộm cho ngôi nhà của bạn

Những tên trộm ngày càng tinh vi khi muốn lấy cắp tài sản của các gia đình. Đổi lại, các chủ nhà cũng cần phải thật thông minh khi tìm kiếm biện pháp bảo vệ ngôi nhà của mình.


Bảo vệ ngôi nhà, tài sản của gia đình chắc chắn luôn là nỗi lo canh cánh trong lòng bạn. Mỗi ngày mỗi giờ luôn có thể có những tên trộm rình rập quanh ngôi nhà của bạn, đột nhập vào đó bất cứ lúc nào bạn sơ hở. Đặc biệt khi bạn đi vắng, nguy cơ này càng đẩy lên cao hơn. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn an tâm hơn khi đi ra ngoài.
1. Hãy chắc chắn đảm bảo an ninh ở cửa trước
Theo The Washington Post, vị trí đột nhập yêu thích của một tên trộm là cửa trước của ngôi nhà. Do đó, bạn bắt buộc phải làm tất cả mọi thứ để có thể giữ cho nơi này an toàn nhất có thể.
Bước đầu tiên, bạn cần mua một cánh cửa đó rắn chắc, được làm bằng thép hoặc gỗ rắn.

Tuy nhiên, ngay cả khi cửa được làm bằng các loại vật liệu này, bạn vẫn còn lắp núm khóa hoặc các ổ khóa chắc chắn trên tay nắm cửa. Đảm bảo sự kiên cố của bản lề cánh cửa bằng các ốc vít lớn.
9 mẹo nhỏ bảo vệ ngôi nhà khiến trộm phải bất lực
2. Đảm bảo an toàn ở cửa sổ
Theo FBI, 30% tên trộm sẽ đột nhập vào nhà bằng một cửa sổ đang mở hoặc loại cửa kéo trượt bằng kính. Ngay cả trên các cửa sổ ở tầng cao, bạn cũng nên cẩn thận. Nếu không có ở nhà, bạn nên đóng chặt cửa, kiểm tra khóa an toàn. Đối với cửa kính trượt, bạn có thể dùng một thanh gỗ cứng chèn chéo trên cửa sổ để trộm không thể đẩy cửa ra.
9 mẹo nhỏ bảo vệ ngôi nhà khiến trộm phải bất lực
3. Dọn sân vườn gọn gàng
Một bãi cỏ hoặc cây cối mọc um tùm có thể trở thành chỗ ẩn nấp cho tên trộm. Sân vườn lộn xộn cũng có thể tạo cơ hội cho chúng đột nhập vào nhà bạn. Ví dụ, nếu bạn để lại một cái thang trong sân, trộm có thể sử dụng nó để leo lên mái nhà hoặc cửa sổ tầng hai. Cành cây mọc gần mái nhà cũng cần được chặt bỏ kịp thời.
9 mẹo nhỏ bảo vệ ngôi nhà khiến trộm phải bất lực
4. Làm quen với hàng xóm của bạn
Việc làm quen với hàng xóm luôn là điều bạn nên làm. Khi bạn đi vắng, những hàng xóm đáng tin cậy có thể thỉnh thoảng để ý căn nhà giúp bạn. Theo trang HowStuffWorks.com, nhiều chủ nhà đã trở thành nạn nhân của phương thức trộm cắp khá tinh vi. 

Đó là khi tên trộm biết chủ nhà đi vắng, chúng sẽ đem một chiếc xe tải đến và đường hoàng chính chính chuyển đồ từ nhà ra xe. Nếu những hàng xóm không biết, họ sẽ nghĩ rằng nhà bạn đang thuê dịch vụ chuyển đồ.
9 mẹo nhỏ bảo vệ ngôi nhà khiến trộm phải bất lực
5. Bật sáng đèn
Nếu chúng ta nhìn thấy có ánh sáng trong một ngôi nhà, chúng ta sẽ nghĩ rằng đang có người trong nhà đó. Điều này cũng có thể là tín hiệu cảnh báo cho những tên trộm.
9 mẹo nhỏ bảo vệ ngôi nhà khiến trộm phải bất lực
6. Giả vờ luôn có người trong nhà
Tên trộm thường rình rập lúc cả gia đình bạn đi vắng. Nhưng khi bạn chỉ đang ở nhà một mình và cần đi ra ngoài có việc, bạn cũng hãy giả vờ như trong nhà vẫn còn có người. Bằng cách giả vờ nói chuyện, tạm biệt hoặc vẫy tay chào, dặn dò trước khi đi, bạn có thể khiến tên trộm lầm tưởng về điều này.
9 mẹo nhỏ bảo vệ ngôi nhà khiến trộm phải bất lực
7. Sử dụng hệ thống báo động an ninh
Theo FBI, 60% các vụ đột nhập, trộm cắp là do cửa bị phá hủy. Việcnhững kẻ gian manh thường làm là gõ cửa nhà bạn và nếu không có ai trả lời, chúng sẽ phá cửa xông vào. Hệ thống báo động sẽ giúp kịp thời phát hiện khi cửa bị đập phá hoặc cửa sổ bị vỡ.
9 mẹo nhỏ bảo vệ ngôi nhà khiến trộm phải bất lực
8. Đừng giấu chìa khóa dự phòng
Hầu hết những tên trộm biết rằng nhiều gia đình thường giấu chìa khóa dự phòng trong chậu hoa, cây cảnh hoặc một số vị trí ở bên ngoài ngôi nhà. Do đó, việc gửi chìa khóa cho một người hàng xóm đáng tin cậy sẽ là phương án tối ưu hơn.
9 mẹo nhỏ bảo vệ ngôi nhà khiến trộm phải bất lực
9. Cẩn trọng với mạng xã hội
Chúng ta thường thích chia sẻ thông tin, hình ảnh trên các trang mạng xã hội. Nhưng nếu bạn công khai việc cả gia đình đang đi nghỉ dưỡng trong thời gian dài, những tên trộm có thể để ý đến và nhắm đến ngôi nhà đang vắng tanh của bạn. Do đó, khi đi xa nhiều ngày, hãy suy nghĩ kỹ về những gì bạn đăng tải trên mạng xã hội.
9 mẹo cực hữu ích để chống trộm cho ngôi nhà của bạn


Chỉnh ghế, gương chiếu hậu và đánh lái đúng cách

Điều chỉnh khoảng cách ghế, độ ngả lưng ghế tới vô-lăng hay chỉnh gương hậu cho góc nhìn tốt và cách đánh lái hiệu quả để giảm thiểu tình huống xấu.

Những người lái xe chuyên nghiệp luôn tạo cho mình thói quen điều chỉnh ghế ngồi trước khi khởi hành. Có một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái và gương chiếu hậu để không bị mệt mỏi khi lái và phản xạ kịp thời trước các tình huống khẩn cấp trên đường. Tuy đây là vấn đề rất căn bản nhưng rất nhiều tài xế lại xem nhẹ, đôi khi gây ra hậu quả đáng tiếc.
chinh-ghe-guong-chieu-hau-va-danh-lai-dung-cach
Sau đây, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm về các cách điều chỉnh ghế lái và gương chiếu hậu đúng cách:
1. Khoảng cách ghế ngồi
Điều chỉnh khoảng cách ghế ngồi sao cho chân có thể đạp hết ga và phanh mà không cần phải rướn. Ở tư thế lái, chân hơi chùng, đầu gối không được chạm đến điểm thấp nhất của táp-lô.
2. Độ ngả lưng ghế
- Khoảng cách lý tưởng từ ghế tới vô-lăng: trước tiên đặt lòng bàn tay lên điểm 12 giờ của vô-lăng và duỗi thẳng cánh tay. Khi đó lưng của người lái phải sát với ghế hết mức.
- Đặt 2 tay lên vô-lăng ở vị trí 10 giờ 10 hoặc 10 giờ 15, khi đó cho khuỷu tay hơi chùng.
- Mặt cách tay lái khoảng 30 đến 40 cm, với khoảng cách này trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí sẽ hoạt động hiệu quả và giảm thiểu chấn thương.
- Chỉnh độ cao ghế sao cho tay lái không chạm vào đùi ở tư thế co chân sát vào ghế và khuỷu tay vừa đủ chạm vào bệ cửa mà vẫn nắm được tay lái .
- Tựa đầu ghế là thứ chưa được sử dụng triệt để trên xe, vì nhiều tài xế cho rằng nó không thật sự hiệu quả. Thực chất, đó là do cách chỉnh tựa đầu ghế chưa đúng, hãy nâng tựa đầu với mép trên của nó ngang với mắt, khi đó sẽ giúp thư giãn cổ, đồng thời tránh được chấn thương nếu gặp tai nạn.
3. Chỉnh gương chiếu hậu
- Đối với gương hậu trên xe, chúng ta hãy chỉnh sao cho khi chọn tư thế ngồi thẳng, tựa đầu vào ghế có thể nhìn thấy toàn cảnh phía sau.
- Để tránh tối đa góc chết, thì gương chiếu hậu bên ngoài nên cài đặt theo các chế độ sau: phần thân xe chiếm khoảng 1/4 mép gương phía trong, góc gương phía trong bên dưới vùa đủ nhìn hết tay nắm cửa.
- Quan trọng nhất là luôn thắt dây an toàn khi lái xe.
4. Cách đánh lái
- Kỹ thuật đánh lái luôn đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và xử lý phức tạp. Như lái xe ở đường quanh co, đèo dốc thì áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay. Kỹ thuật này có vẻ trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người, nhưng trên thực tế, bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
- Một số cách đánh lái sai kỹ thuật như đánh đùn, móc vô-lăng, cách đánh lái này sẽ làm cho tài xế thao tác chậm đối với các tình huống khẩn cấp, thậm chí bị cuống nên mất lái.
Chúc các bạn lái xe an toàn!


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những lưu ý khi sử dụng thiết bị sưởi ấm trong mùa đông

Mùa đông tơi nhiều gia đình trang bị cho mình những thiết bị sưởi ấm để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị này nếu không đúng cách sẽ dẫn tới nguy hiểm khó lường.

1. Đối với trẻ nhỏ
Mỗi khi tắm cho em bé, các bà mẹ thường bật máy sưởi, thậm chí mỗi ngày nhiệt độ xuống thấp các mẹ thường bật máy sưởi liên tục 24/24h để giữ ấm không khí trong phòng. Khi đèn sưởi mùa đông, mọi người thường cũng chỉ hỏi qua loa cách sử dụng từ người bán hàng rồi về cắm điện lên là dùng, còn chẳng mấy ai quan tâm xem có được để thêm gì trước máy sưởi hay phải để máy ở khoảng cách bao xa.
Sử dụng thiết bị sưởi ấm đúng cách để bảo đảm an toàn cho cả gia đình
Sử dụng thiết bị sưởi ấm đúng cách để bảo đảm an toàn cho cả gia đình
Rất nhiều người dùng đều có suy nghĩ đơn giản như trên, nhưng thực tế lại cho thấy có khá nhiều trường hợp phải nhập viện vì sử dụng loại thiết bị sưởi không đúng. Các bác sỹ BV Bạch Mai cho biết, vào mùa đông rất nhiều trường hợp bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển đến bệnh viện trong tình trạng bỏng do đèn sưởi hoặc bỏng do ngâm chân vào nước nóng. Nhiều trường hợp bệnh nhân khi đến viện đã có kết quả rất tồi tệ, thậm chí có bệnh nhân nhiễm trùng huyết...
2. Những lưu ý khi sửdụng thiết bị sưởi ấm trong mùa đông
– Khi dùng hệ thống sưởi không nên để nóng quá, nhiệt độ chênh lệch giữa phòng với nhiệt độ bên ngoài không nên quá 10 độ (chỉ chênh 7 - 8 độ là phù hợp). Vì nếu trong nhà sưởi nóng quá, đặc biệt với người lớn tuổi thì khi ra ngoài nhiệt độ chênh quá lớn làm cơ thể có phản xạ thay đổi vận mạch quá lớn, có thể thể gây tai biến mạch máu não.
– Đặt máy sưởi trên một bề mặt cứng không dễ cháy.
– Để thiết bị sưởi ấmcách xa giường, màn cửa, đồ nội thất và các vật liệu dễ cháy ít nhất là 1m.
– Không sử dụng máy sưởi ở khu vực có nước tràn.
– Khi máy đang hoạt động không được chặn phần làm nóng.
– Kiểm tra máy sưởi thường xuyên để đảm bảo nó luôn hoạt động tốt.
– Tuyệt đối không để máy sưởi ở gần khi ngủ.
– Nên đặt một chậu nước vào phòng khi bật máy sưởi để tăng độ ẩm, tạo sự cân bằng cho không khí.
– Tuyệt đối không sưởi bằng than tổ ong, thậm chí cả than hoa.
Trên đây là những lưu ý cần thiết khi sử dụng thiết bị sưởi ấm, các bạn hãy tìm hiểu thật kĩ để luôn đảm bảo sức khỏe trong mùa đông cho cả gia đình mình nhé!
Theo Tiêu dùng plus


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Cách phòng tránh ngạt khí than khi sưởi ấm

Trong thời gian tới trời sẽ tiếp tục lạnh, vì vậy, hãy cảnh giác khi đốt than sưởi ấm để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.

Ngộ độc khí than rất nguy hiểm

Ngạt khí than (khí CO) hay xảy ra vào mùa đông, vì mùa này có đặc điểm thời tiết mưa, lạnh, các nhà đều đóng kín cửa. Để sưởi ấm, nhiều gia đình, nhất là những gia đình ở vùng nông thôn rất hay sử dụng bếp than củi để sưởi ấm. Than củi cháy trong điều kiện thiếu không khí và sinh ra khí cực độc là carbon monoxide (CO) rất nguy hiểm…

Khí độc CO không màu, không mùi, không tan trong nước nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ, nạn nhân khi hít phải khí này sẽ gây ngạt tế bào và không hề biết mình đang bị ngộ độc, thậm chí ngay cả đến khi biết được thì lúc đó họ cũng không còn đủ phản xạ, khả năng để gọi người cứu. 

Quá trình nhiễm độc khí than xảy ra rất nhanh, khi nạn nhân bắt đầu cảm nhận "bất thường" thì chân tay không cử động được nữa, hôn mê và dẫn đến tử vong. Để cứu chữa những nạn nhân ngạt khí than cũng vô cùng khó khăn, bởi một khi đã xảy ra sự cố ngạt nếu không được cấp cứu kịp thời, não thiếu oxy lâu thì dù có cứu được, bệnh nhân cũng sẽ dễ rơi vào tình trạng sống thực vật.

Những người sưởi than trong phòng càng kín thì nguy cơ ngộ độc khí CO càng tăng. Phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, mạch máu não nếu bị ngạt khí CO sẽ nặng nề hơn rất nhiều so với người bình thường. 

40% số người bị ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người…

Cách phòng tránh ngạt khí than khi sưởi ấm - Ảnh 1
Bên cạnh việc sưởi ấm bằng bếp than thì việc sưởi ấm bằng máy sưởi, quạt sưởi cũng có thể có nguy cơ gây nguy hiểm, bời tia hồng ngoại mang nhiệt được toả ra từ các thiết bị này sẽ gây khô da, khô niêm mạc mũi và có thể gây bỏng, nếu không cẩn thận còn có thể gây hoả hoạn. Vì vậy, khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm, người dân phải hết sức chú ý để đảm bảo an toàn.

Cách phòng độc khí than

Khí CO không chỉ được sinh ra từ việc đốt cháy than, mà còn sinh ra từ máy phát điện chạy dầu, xe máy chạy xăng… Khi khí này xâm nhập vào cơ thể sẽ bám rất chặt vào hồng cầu làm cho hồng cầu mất chức năng hấp thụ oxy, vì thế, nếu nạn nhân bị nặng thì dù cấp cứu, cho thở oxy vẫn không hiệu quả. Do quá trình ngạt khí CO diễn ra rất nhanh vì thế biện pháp tốt nhất là loại trừ các nguy cơ gây ngộ độc khí:

- Không đốt than, củi trong nhà khi đóng kín cửa

- Không dùng khí đốt, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm

- Không sử dụng thiết bị đốt khí gas trong phòng kín, phòng ngủ.

- Không nổ máy xe máy, xe hơi ngay trong nhà hay trong gara.

- Không để máy phát điện, máy nổ trong nhà ngăn ngừa khí CO tích tụ trong nhà.

Biểu hiện của người ngạt khí than

Khi bị ngạt khí CO, nạn nhân sẽ có các biểu hiện sau:

- Tình trạng nhẹ: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, da đỏ lên… dễ nhầm là bị nhiễm virus.

- Tình trạng vừa: Đau ngực, nhìn mờ, lơ mơ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ… chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu và có thể tử vong nếu kéo dài.

- Tình trạng nặng: Đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, phỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Người ngoài có thể thấy nạn nhân bị ngất, khó thở, thở trào bọt hồng, tay chân sưng đau, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần hoặc có những động tác bất thường.

Cấp cứu người bị ngạt khí than
Khi có người bị ngạt khí CO, cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, ngay lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện để kịp thời cấp cứu và điều trị. 

Người cấp cứu nạn nhân nên gọi thêm người hỗ trợ, đề phòng trường hợp bị ảnh hưởng bởi khí độc. Quá trình đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu nạn nhân thở yếu, bất tỉnh thì phải hà hơi thổi ngạt (hô hấp nhân tạo) cho nạn nhân.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317